Trong khi đó, người đứng đầu nhóm đàm phán Brexit của EU ông Michel Barnier khẳng định Anh phải tiếp tục những đóng góp của mình cho EU cho đến năm 2020.
Ngoại trưởng Anh khẳng định thật "không hợp lý" khi bắt Anh tiếp tục phải đóng một khoản lớn như vậy khi nước này đã rời khỏi EU. Ông Johnson đã kêu gọi Thủ tướng Theresa May cứng rắn trước yêu cầu này và nhắc lại lập trường của cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher tại hội nghị thượng đỉnh Fontainebleau năm 1984, khi đó bà Thatcher từng đe dọa sẽ cắt giảm 1/2 đóng góp của Anh cho EU vì thời điểm đó Anh là nước nghèo thứ 3 trong khối nhưng lại là nước có mức đóng góp lớn nhất cho EU.
Ngoại trưởng Boris Johnson. (Nguồn: Reuters) |
Văn phòng Thủ tướng Anh không khẳng định London sẽ đóng tiền cho EU do việc nước này rời EU, cũng như tiếp tục đóng góp phần nào sau này hay không, mà chỉ thông báo Anh mới khởi động tiến trình Brexit và các cuộc đàm phán hiện vẫn chưa bắt đầu. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Anh Theresa May, khi người Anh bỏ phiếu rời EU, là đã bỏ phiếu để trong tương lai không phải hàng năm đóng một khoản tiền lớn cho ngân sách EU.
Hiện nay, dự luật Brexit của Chính phủ Anh vẫn đang đợi Quốc hội thông qua. Trước đó, Thượng viện Anh yêu cầu bổ sung vào dự luật quyền phủ quyết của các nghị sĩ đối với kết quả đàm phán của Thủ tướng May với EU, cũng như điều khoản nhằm đảm bảo quyền lợi của các công dân EU tại Anh sau Brexit.
Do những yêu cầu trên của Thượng viện, dự luật Brexit sẽ được trình lại tại Hạ viện vào ngày 13/3 tới. Hạ viện sẽ ra quyết định cuối cùng về việc có chỉnh sửa bổ sung hay giữ nguyên dự luật Brexit của chính phủ.
Sau khi dự luật Brexit được thông qua thì Thủ tướng May mới có thể kích hoạt điều 50 hiệp ước Lisbon, gửi thư thông báo với Chủ tịch Hội đồng châu Âu để chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán Anhn - EU dự kiến kéo dài trong 2 năm.