Ngôi nhà Bình yên cho những nạn nhân không may mắn

Hà Anh
Có những ngôi nhà mang tên Bình yên, nằm ngay trên những con phố sôi động của Hà Nội và Cần Thơ. Nơi ấy, những nỗi đau về thể xác được xoa dịu, những tâm hồn bị tổn thương dần được chữa lành...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm 2007, sáng kiến mô hình Nhà tạm lánh (Ngôi nhà Bình yên) được Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) xây dựng dành cho nạn nhân bị bạo lực gia đình nhằm giúp đỡ, đồng thời hỗ trợ họ có môi trường sống tốt nhất để sớm ổn định về thể chất và tinh thần sau thời gian phải chịu đựng những hành vi bạo lực.

Trải qua gần 15 năm hoạt động, ba Ngôi nhà Bình yên được đặt tại Hà Nội và Cần Thơ đã trở thành địa chỉ tin cậy với những nạn nhân không may mắn của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.

Lớp tập huấn dành cho nhân viên tham vấn và công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực tại ba Ngôi nhà Bình yên.
Lớp tập huấn dành cho nhân viên tham vấn và công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực tại ba Ngôi nhà Bình yên.

Câu chuyện từ đường dây nóng

Đường dây nóng cùng với Ngôi nhà Bình yên được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ toàn diện và tạm trú miễn phí cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán. Bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho biết, kể từ khi thành lập, Đường dây nóng và Ngôi nhà Bình yên đã hỗ trợ tham vấn cho 9043 người, giải cứu, tiếp đón và hỗ trợ trực tiếp cho 1361 phụ nữ và 560 trẻ em vào tạm trú.

Chia sẻ về những thách thức trong thời điểm Covid-19, Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển nói: “Riêng trong giai đoạn dịch bệnh, số lượng tham vấn qua tổng đài 1900969680 và mạng xã hội của Ngôi nhà Bình yên đã tăng bảy lần so với cùng kỳ năm trước. Chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương tư vấn khủng hoảng/can thiệp khẩn cấp, giải cứu gần 30 vụ, tăng 40%. Phụ nữ và trẻ em bị bạo lực có thể gọi tới số điện thoại 1900969680 để nhận được hỗ trợ kịp thời”.

Bà Nguyễn Thúy Hiền cũng kể, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội từ tháng Ba đến tháng Tư năm 2020, các hình thức bạo lực đều gia tăng đột biến. Ngôi nhà Bình yên đã tiếp nhận 15 phụ nữ và trẻ em.

Trước tình hình đó, các cán bộ và nhân viên của Ngôi nhà đã chủ động xây dựng kế hoạch để tiếp nhận nạn nhân, rất quyết tâm và sát sao phối hợp với chính quyền địa phương. Thậm chí, để đảm bảo an toàn cho người tạm trú, nhiều nhân viên tình nguyện ở lại Ngôi nhà để chống tình trạng lây nhiễm chéo.

Theo bà Hiền, nguyên nhân chính từ bối cảnh dịch Covid-19 bởi khi nạn nhân giãn cách xã hội ở nhà, người gây bạo lực có cơ hội kiếm cớ và kiểm soát chặt chẽ họ. Nếu như đối với nhiều gia đình thời gian ở nhà do Covid-19 là khoảng thời gian để các thành viên gần gũi và hạnh phúc hơn thì với những nạn nhân bị bạo lực đây lại thời điểm đầy bất hạnh của họ.

Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng trầm trọng tới kinh tế, xã hội mà còn là tác nhân gia tăng tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của UN Women, tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trên toàn cầu đã tăng từ 30%-300% kể từ khi đại dịch bùng phát.
Những món quà ấm ấp được gửi tặng đến nạn nhân bạo hành tại Ngôi nhà Bình yên.
Những món quà ấm ấp được gửi tặng đến nạn nhân bạo hành tại Ngôi nhà Bình yên.

... và những tấm lòng sưởi ấm và lan tỏa

Tuy nhiên, trong suốt thời gian ấy, Ngôi nhà Bình yên luôn nhận được hỗ trợ kịp thời từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chính quyền các địa phương, nhiều tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền Phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam...

Mới đây, UN Women tại Việt Nam trao tặng trang thiết bị thiết yếu trị giá 1,5 tỷ đồng để nâng cấp Đường dây nóng, cải thiện cơ sở vật chất của các dịch vụ xã hội tại ba Ngôi nhà Bình yên ở Cần Thơ và Hà Nội. Hoạt động này được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Australia, nằm trong dự án chung ứng khó khẩn cấp với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh Covid-19 được Chính phủ Australia tài trợ với sự đóng góp tài chính và kỹ thuật của UN Women, UNFPA và UNICEF.

Tại sự kiện, ông Andrew Barnes, Phó Đại sứ Australia đã bày tỏ sự cảm kích tới những nhân viên trực đường dây nóng và nhân viên xã hội của Ngôi nhà Bình yên .

Phó Đại sứ chia sẻ: “Trên toàn thế giới, đại dịch Covid-19 đã vạch trần sự bất bình đẳng và những chấn thương mà rất nhiều người, trong đó có phụ nữ và trẻ em phải chịu đựng. Đại dịch đã phơi bày quy mô của bạo lực trong các gia đình mà chúng ta không thể làm ngơ. Còn nhiều việc phải làm và chúng tôi cảm ơn các nhân viên tuyến đầu, đặc biệt, những người đã làm việc không mệt mỏi trong nỗ lực này”.

Bà Dương Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cũng cho rằng, những trang thiết bị này là một món quà đầy ý nghĩa, góp phần mang lại sự hoàn thiện cho gói dịch vụ thiết yếu hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới.

Không chỉ cung cấp trang thiết bị, UN Women tại Việt Nam còn quan tâm đến nâng cao năng lực cho các nhân viên xã hội trực đường đây nóng và Ngôi nhà Bình yên. Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho rằng: “Mỗi một cuộc gọi tới Đường dây nóng và Ngôi nhà Bình yên đều mang ý nghĩa sống còn, là chiếc phao cứu sinh đối với nạn nhân”.

Bởi vậy, UN Women tại Việt Nam đã hành động ngay khi nhận được những báo cáo đầu tiên về việc gia tăng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em khi đại dịch bùng phát. Vào đầu tháng Hai vừa qua, hơn 30 nhân viên tham vấn và công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực ở ba Ngôi nhà Bình yên tại Hà Nội và Cần Thơ đã được tập huấn nâng cao các kỹ năng giúp nạn nhân vượt qua sang chấn và khủng hoảng tâm lý trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Trong ba ngày tập huấn, học viên được cung cấp kiến thức và kỹ năng nhận diện các triệu chứng của căng thẳng/áp lực và các loại hình sang chấn tâm lý cũng như thực hành một số phương pháp sơ cứu và chăm sóc tâm lý kịp thời cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực.

Đây là một trong chuỗi các hoạt động trong lộ trình nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội của Trung tâm phụ nữ và Phát triển trong đó có dịch vụ tư vấn tâm lý, hỗ trợ qua đường dây nóng và trực tiếp tại Ngôi nhà Bình yên, hướng đến việc cung cấp dịch vụ thiết yếu hiệu quả, kịp thời và đúng với nhu cầu của nạn nhân.

Theo Thạc sĩ tâm lý Đoàn Thị Hương, giảng viên của lớp tập huấn, sang chấn tâm lý là hệ quả về mặt thể chất, tâm lý và não bộ sau khi cá nhân trải qua những sự kiện, tình huống độc hại hoặc đe dọa đến thể chất và cảm xúc, tạo ra những hệ quả kéo dài trên một hoặc nhiều khía cạnh chức năng như: sức khỏe thể chất, cảm xúc, tinh thần hay tương tác xã hội. Tuy nhiên, sang chấn có thể được hàn gắn và phục hồi nếu cá nhân, cộng đồng được chăm sóc và hỗ trợ phù hợp.

Trước những kiến thức kịp thời từ lớp tập huấn, chị Nguyễn Thị Thu Hoài, một nhân viên trực đường dây nóng cho biết: “Trong bối cảnh các cuộc gọi đến đường dây nóng của Ngôi nhà Bình yên tăng lên đột biến trong thời gian Covid-19 vừa qua, những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ này đã giúp tôi rất nhiều trong việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân sớm vượt qua sang chấn sau bạo lực”.

TIN LIÊN QUAN
UN Women nâng cấp trang thiết bị và chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực giới
Brazil: Covid-19 khiến tình trạng bạo lực gia đình gia tăng
Nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới
Địa vị phụ nữ Việt Nam trong xã hội và gia đình ngày càng được nâng cao
Australia hỗ trợ Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em
Hà Anh

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động