Người thầy giáo xưa và nay - Những giá trị bền vững

Nguyễn Thế Lượng
Sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội và khoa học kỹ thuật dù có đạt được những thành tựu xuất sắc nhưng theo thời gian, vai trò, vị trí của người thầy và những giá trị bền vững của nghề dạy học vẫn không gì có thể thay thế nổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Di tích đền Thiên cổ - Một trong những nơi thờ sự học đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Nguồn:baodientudang
Vị trí của người thầy và những giá trị bền vững của nghề dạy học vẫn không gì có thể thay thế. Ảnh: Di tích đền Thiên cổ - Một trong những nơi thờ sự học đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: dangcongsan.vn)

Người thầy - Vai trò quan trọng

Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết trong những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao để nói về vị trí của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên” hay “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”; “Nhất tự vi sư/Bán tự vi sư”. Người thầy luôn được đề cao và là biểu tượng, là mẫu mực về chuẩn mực đạo đức, tài năng và vai trò trong hình thành những giá trị đạo đức, nhân cách và tri thức cho các thế hệ học trò. Trải dài theo năm tháng và sự thăng trầm của lịch sử, của sự phát triển xã hội, người thầy và sự học luôn được Nhân dân coi trọng, tôn vinh, là người tin cậy nhất để họ gửi gắm con em, mong thầy dạy bảo chúng nên người. Mỗi gia đình, mỗi làng quê dù khó khăn đến đâu cũng động viên, bảo ban con em mình neo vào sự học mà thành người tốt, thành danh, thành tài.

Giá trị của người thầy được khởi thủy ngay từ thời đại Hùng Vương. Đó là sự quan tâm đến việc giáo dục, học hành trước hết là đối với các công chúa, hoàng tử rồi về sau là việc học của con dân. Minh chứng cho điều này là việc Vua Hùng Duệ Vương đón thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục về dạy học. Được giáo dục, học hành, các công chúa, hoàng tử đều trở thành những người đức độ, những người tài giỏi, có nhiều đóng góp cho đất nước. Từ đó, vị trí, công lao của người thầy cứ thế mà lan tỏa ra đời sống xã hội, người thầy trở thành biểu tượng sáng ngời về đạo đức, tri thức và sống trong lòng Nhân dân, được Nhân dân kính trọng, ngợi ca. Ở vùng Đất Tổ Phú Thọ hiện nay vẫn còn lưu giữ di tích cổ kính, đó là đền Thiên Cổ - nơi thờ sự học đầu tiên của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng thiêng liêng, trường tồn cho truyền thống hiếu học của người Việt.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, vị trí của người thầy không ngừng được nâng lên ở những tầm cao về đạo đức, tri thức để đáp ứng được nhu cầu sự phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục,… Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H. 2011, tập 10, tr.345). Đồng thời, Người nhấn mạnh: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là chăm lo cho con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” (Trích Thư Bác Hồ gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc tháng 3/1955). Bác đã tôn vinh người thầy giáo tốt là “những anh hùng vô danh”; Bác luôn đề cao vai trò của sự nghiệp trồng người trong xã hội: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Thực tiễn luôn đặt ra trọng trách lớn lao của người thầy khi đất nước vừa phải đối diện với những cuộc chiến tranh ác liệt, vừa phải lo dựng xây và phát triển. Nhu cầu về giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các thế hệ học sinh Việt Nam như Bác Hồ từng mong muốn “vừa hồng, vừa chuyên” để đào tạo ra những nguồn nhân lực có đức, có tài, vừa dũng cảm trong chiến đấu, vừa hăng say, sáng tạo trong lao động sản xuất. Muốn vậy, cần có sự dìu dắt và dạy dỗ của những người thầy, người cô, những người “lái đò thầm lặng”, gieo mầm tri thức để mỗi thế hệ học sinh trong mỗi giai đoạn khác nhau được rèn luyện, được học hành đầy đủ và đủ tri thức bước vào cuộc sống.

Trong thời đại CNH, HĐH đất nước, thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển không ngừng, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và chất lượng cao luôn đặt ra đối với thực tiễn giáo dục. Có như vậy, chúng ta mới lĩnh hội, tiếp nhận những thành tựu tiên tiến của thế giới hiện nay. Hơn bao giờ hết, sự học và vai trò của người thầy được nâng tầm ở tầm cao mới. Người thầy phải không ngừng học, không ngừng sáng tạo và thay đổi tư duy để không chỉ có vai trò là người truyền đạt những bài giảng mang trong đó tri thức của thời đại mới mà còn truyền lửa cho học trò những đam mê sáng tạo, khơi gợi trong các em những khao khát chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức của nhân loại.

Nhà giáo ưu tú Cao Văn Tư, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai chia sẻ: “Ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần đến vai trò của người thầy. Việc học và người thầy giáo giỏi luôn là nền tảng quan trọng cho những sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vị trí của người thầy luôn được nâng lên tầm cao khi xã hội phát triển. Từ đó, những yếu tố đối với người thầy như trình độ, phương pháp, việc nêu gương, truyền thống tôn sư trọng đạo… theo thời gian mà thay đổi”.

Người thầy trong góc nhìn xưa và nay

Khi xã hội phát triển, vai trò, vị trí và những nhìn nhận, đánh giá về người thầy giáo so với xã hội xưa đã có sự thay đổi đáng kể. Với đặc thù, dạy học là nghề không chỉ truyền thụ kiến thức đơn thuần mà thông qua đó để dạy người, dạy cách làm người, tạo ra một sản phẩm đặc biệt cho xã hội, đó là con người đức tài vẹn toàn. Người thầy giáo và học sinh là linh hồn của quá trình dạy và học, người thầy luôn là người truyền vào tâm hồn học trò những giá trị bền vững về nhân cách sống, về khát vọng vươn lên và ý thức làm người công dân tốt. Người thầy có ảnh hưởng dài lâu trong quá trình dạy chữ - dạy người.

Thầy giáo Lê Văn Cường, tổ trưởng chuyên môn trường THPT Cảm Ân, huyện Yên Bình (Yên Bái) chia sẻ: “Vị trí của người thầy trong xã hội mọi thời kỳ đều hết sức quan trọng vì nghề giáo dục có đặc thù đào tạo ra những con người với kiến thức, kĩ năng phù hợp với nhu cầu của từng thời kỳ lịch sử xã hội. Do vậy phương pháp truyền thụ của thầy có thể thay đổi theo thời gian nhưng tầm quan trọng của người thầy không bị mất đi mà còn được nâng cao”.

Thầy Lê Văn Cường nhấn mạnh rằng, sản phẩm của thầy tạo ra cho trò không chỉ là kiến thức hàn lâm, kĩ năng đơn thuần mà muốn sản phẩm của người học trở nên hoàn thiện thì còn cần phải có sự kết tinh trong đó tình cảm tình yêu thương vô bờ, vô điều kiện của thầy dành cho trò. Điều này vượt lên những giá trị xã hội thông thường mà sản phẩm của các ngành nghề lĩnh vực khác không cần hoặc không thể có được.

Trong xã hội ngày nay, cho dù với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và sự thay đổi của những quan niệm, góc nhìn nhưng tầm quan trọng của người thầy giáo không những không bị mất đi mà còn được nâng lên ở tầm cao mới với những điểm khác biệt. Nếu ngày xưa, thầy giáo là người có trình độ cao nhất ở một địa phương nào đó thì ngày nay, thầy không còn là duy nhất mà chỉ là người được đào tạo sư phạm bài bản, có trình độ và nghiệp vụ để làm nghề dạy học. Trước đây, thầy giáo là người cung cấp kiến thức duy nhất, thì ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài người thầy còn có biết bao kênh kiến thức khác để kết hợp, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập.

Bởi vậy, phương pháp dạy - học của thầy và trò cũng thay đổi. Xưa kia, thầy trong vai trò là người dẫn đường, truyền thụ, người cung cấp kiến thực và học trò là người đón nhận, lĩnh hội. Giờ đây, thầy trong vai trò là người định hướng, khơi gợi, truyền cảm hứng, đồng hành, tổ chức và phát hiện năng lực của học sinh. Nói cách khác, trước đây, việc dạy học của thầy là quá trình “trao - nhận” thì giờ đây là định hướng. Điều đó đặt ra cho người thầy hiện nay khi tổ chức dạy học là cần phải có phương pháp, có sự hiểu biết về đối tượng để giúp được học sinh đi khám phá tri thức, nắm được những điều học trò đang cần trong quá trình học tập.

Mối quan hệ thầy - trò ngày nay cũng thay đổi, đặc biệt là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Trong quá khứ, tôn sư trọng đạo gắn với sự tôn sùng, phục tùng người thầy còn ngày nay, đạo lý tốt đẹp ấy mang ý nghĩa đồng cảm, thấu hiểu và sự tri ân của học trò đối với thầy. Việc nêu gương của thầy cũng khác. Trước đây, nêu gương thường gắn với hình ảnh người thầy nghiêm túc, khuôn mẫu, đạo mạo. Ngày nay, nêu gương gắn với hành động, việc làm của thầy là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo, phương pháp, ứng xử… để làm sao ảnh hưởng tích cực đến nhân cách học trò. Cuộc sống và việc làm của thầy phải toát lên những giá trị giáo dục.

Những thách thức đối với người thầy

Xã hội phát triển là cơ hội để mỗi nhà giáo khẳng định mình nhưng đồng thời, đó cũng là thách thức mà mỗi nhà giáo hiện nay đã và đang phải đối diện. Đó là những vấn đề như khả năng tiếp cận với những thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại, là việc không ngừng tự học, sáng tạo để tự hoàn thiện bản thân, là khả năng đổi mới phương pháp để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Đồng thời, những tâm tư của nhà giáo về cơ chế tuyển dụng, chính sách tiền lương, luân chuyển, điều kiện sống và làm việc ở miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn cùng những áp lực dưới sự tác động của mạng xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường… vẫn đang cần được toàn xã hội sẻ chia.

inh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp đến giáo dục, người thầy giáo và công việc học tập của học sinh (Ảnh tư liệu).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp đến giáo dục, người thầy giáo và công việc học tập của học sinh. (Ảnh tư liệu).

Tiến sỹ Phạm Kiều Anh, Giảng viên khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội 2 chia sẻ: “Khi xã hội phát triển sẽ có sự ảnh hưởng đến vai trò của người thầy giáo. Song, đây cũng lại là một cách khác để khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong đời sống. Đồng thời, trong xã hội hiện đại, người thầy cũng phải đối diện với những thách thức không hề đơn giản để không ngừng nâng cao bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục, đào tạo của xã hội”.

Thiết nghĩ, dù xã hội có phát triển đến đâu, khoa học công nghệ với những cỗ máy tân tiến, hiện đại ra đời cũng không thể thay thế vị trí, vai trò của người thầy trong giáo dục. Bởi lẽ, đội ngũ nhà giáo đã và đang thực hiện sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho, đó là sự nghiệp “trồng người”, là giáo dục nhân cách, đạo đức, tri thức cho những mầm non của đất nước.

Chúng ta tin tưởng rằng, mỗi nhà giáo ở các cấp học sẽ luôn khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới” năm 1968: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Xã hội luôn cần thầy cô giáo, những “kỹ sư tâm hồn” đi gieo mầm tri thức, nhiệm vụ của thầy cô rất cao cả và vinh quang nhưng thấm đẫm nhọc nhằn. Bởi lẽ, phía sau những lo toan, vất vả trong nghề dạy học của thầy cô giáo là ánh mắt trẻ thơ, là tương lai của thế hệ trẻ.

Giáo viên người Việt chia sẻ kinh nghiệm giáo dục ở Mỹ

Giáo viên người Việt chia sẻ kinh nghiệm giáo dục ở Mỹ

Công tác tại trường tiểu học Bethesda (học khu Gwinnett, bang Georgia), chị Đinh Thu Hồng-Thạc sĩ giáo dục, giảng viên tiểu học lâu năm ...

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình người Việt Nam tại Morocco và Libya

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình người Việt Nam tại Morocco và Libya

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cập nhật thông tin mới nhất về tình hình người Việt Nam tại Morocco ...

Nhìn từ vụ cháy chung cư mini Khương Hạ: Cần thực sự thay đổi nhận thức và hành động từ hôm nay

Nhìn từ vụ cháy chung cư mini Khương Hạ: Cần thực sự thay đổi nhận thức và hành động từ hôm nay

Sẽ còn nhiều người ám ảnh vì vụ cháy chung cư mini Khương Hạ vừa qua. Nhưng điều quan trọng là làm sao để không ...

Câu chuyện làm giáo dục phi lợi nhuận của 'người thầy' đồng sáng lập Khan Academy Vietnam

Câu chuyện làm giáo dục phi lợi nhuận của 'người thầy' đồng sáng lập Khan Academy Vietnam

Ông Đỗ Ngọc Minh - Đồng sáng lập chương trình Khan Academy Vietnam và là Giám đốc chương trình tài nguyên giáo dục mở Việt ...

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Người thầy hiện đại cần thay đổi để thích ứng

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Người thầy hiện đại cần thay đổi để thích ứng

Người thầy hiện đại là người thầy phù hợp với thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của kỷ nguyên số.

(theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản)

Đọc thêm

Quan hệ đặc biệt Việt-Lào: Tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là hình mẫu có một không hai trên thế giới

Quan hệ đặc biệt Việt-Lào: Tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là hình mẫu có một không hai trên thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cường trả lời phỏng vấn về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện chia buồn Giáo hoàng Francis qua đời

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện chia buồn Giáo hoàng Francis qua đời

Được tin Giáo hoàng Francis qua đời, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chia buồn đến Hồng y nhiếp chính Kevin Joseph Farrell.
Cơn sốt socola Dubai: Từ thú vui tay trái đến trào lưu toàn cầu

Cơn sốt socola Dubai: Từ thú vui tay trái đến trào lưu toàn cầu

Điều gì khiến một thanh socola được sản xuất tại Dubai (chứ không phải tại các quốc gia nổi tiếng về Socola như Bỉ), trở thành hiện tượng mạng xã ...
Giá vàng hôm nay 23/4/2025: Giá vàng SJC tăng 'thần tốc', lên mức cao nhất mọi thời đại, thế giới hưởng lợi từ USD

Giá vàng hôm nay 23/4/2025: Giá vàng SJC tăng 'thần tốc', lên mức cao nhất mọi thời đại, thế giới hưởng lợi từ USD

Giá vàng hôm nay 23/4/2025 ghi nhận thị trường trong nước tăng như vũ bão, đạt mức cao chưa từng có trọng lịch sử.
Xây dựng đạo đức khi sử dụng AI trong giáo dục: Giáo viên đóng vai trò trung tâm

Xây dựng đạo đức khi sử dụng AI trong giáo dục: Giáo viên đóng vai trò trung tâm

Sự phổ biến nhanh chóng của AI đang đặt giáo viên vào vai trò trung tâm - không chỉ là người sử dụng công cụ, mà còn là người xác ...
Tin thế giới 22/4: Thủ tướng Nhật Bản gửi thư Chủ tịch Trung Quốc, Đại học Harvard 'tuyên chiến' Tổng thống Mỹ, lãnh đạo Nga-Nam Phi điện đàm

Tin thế giới 22/4: Thủ tướng Nhật Bản gửi thư Chủ tịch Trung Quốc, Đại học Harvard 'tuyên chiến' Tổng thống Mỹ, lãnh đạo Nga-Nam Phi điện đàm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Cơn sốt socola Dubai: Từ thú vui tay trái đến trào lưu toàn cầu

Cơn sốt socola Dubai: Từ thú vui tay trái đến trào lưu toàn cầu

Điều gì khiến một thanh socola được sản xuất tại Dubai (chứ không phải tại các quốc gia nổi tiếng về Socola như Bỉ), trở thành hiện tượng mạng xã hội sau khi một video ...
Tấn công bằng dao ở Philippines, 7 người tử vong

Tấn công bằng dao ở Philippines, 7 người tử vong

Bảy nhân viên nam của một tiệm bánh đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao tại thành phố Antipolo, tỉnh Rizal, phía Đông thủ đô Manila của Philippines ngày 22/4.
Hướng dẫn cách tích hợp tình trạng hôn nhân trên ứng dụng VNeID chi tiết nhất 2025

Hướng dẫn cách tích hợp tình trạng hôn nhân trên ứng dụng VNeID chi tiết nhất 2025

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách tích hợp tình trạng hôn nhân trên ứng dụng VNeID năm 2025.
Chìa khóa giúp cộng đồng xây dựng nhà ở an toàn, bền vững

Chìa khóa giúp cộng đồng xây dựng nhà ở an toàn, bền vững

'Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng về nhận thức an toàn nhà ở – PASSA' là chìa khóa xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai.
Tuần tra song phương biên giới Việt Nam-Lào dịp 30/4

Tuần tra song phương biên giới Việt Nam-Lào dịp 30/4

Hai bên tiến hành kiểm tra tình trạng mốc quốc giới, các đường mòn, lối mở, đường tắt qua lại trên đoạn biên giới để cùng nhau phối hợp quản lý...
Cụ ông Nghệ An tự đi xe máy về TP. Hồ Chí Minh vui ngày hội non sông

Cụ ông Nghệ An tự đi xe máy về TP. Hồ Chí Minh vui ngày hội non sông

Hình ảnh cụ ông mặc quân phục, chạy xe máy trên nẻo đường từ miền Trung vào miền Nam, được lan toả trên mạng xã hội khiến người xem xúc động và tự hào.
Dịch sởi lây lan ở Mỹ, Texas là địa phương xác định nhiều ca bệnh nhất

Dịch sởi lây lan ở Mỹ, Texas là địa phương xác định nhiều ca bệnh nhất

Tính từ đầu năm đến ngày 18/4, trên toàn nước Mỹ ghi nhận 800 ca mắc sởi, trong đó có 2 trẻ em ở bang Texas.
Nguồn gốc đại dịch Covid-19: Mỹ giới thiệu trang web Covid.gov cải tiến, công bố 5 điểm chính củng cố thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm

Nguồn gốc đại dịch Covid-19: Mỹ giới thiệu trang web Covid.gov cải tiến, công bố 5 điểm chính củng cố thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm

Nguồn gốc đại dịch Covid-19: Mỹ giới thiệu trang web Covid.gov cải tiến, công bố 5 điểm chính củng cố thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm...
Những lợi ích sức khoẻ sau một giờ đi bộ mỗi ngày

Những lợi ích sức khoẻ sau một giờ đi bộ mỗi ngày

5 phút đầu tiên sau khi đi bộ, tim bắt đầu bơm máu nhanh hơn, 15 phút cơ thể đốt được khoảng 70 calo, đi 30 phút cơ thể bắt đầu đốt chất béo...
Hà Nội ghi nhận số ca mắc Sởi liên tục tăng, đặc biệt ở nhóm trên 6 tuổi

Hà Nội ghi nhận số ca mắc Sởi liên tục tăng, đặc biệt ở nhóm trên 6 tuổi

Ngày 13/4, Sở Y tế Hà Nội thông tin, trong tuần, trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc Sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
5 cách phòng chống bệnh Sởi với nhóm nguy cơ cao

5 cách phòng chống bệnh Sởi với nhóm nguy cơ cao

Bộ Y tế cho biết, hiện nay bệnh Sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Phát hiện mới: Tiểu đường thai kỳ liên quan tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ và ADHD cao hơn ở trẻ em

Phát hiện mới: Tiểu đường thai kỳ liên quan tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ và ADHD cao hơn ở trẻ em

Tờ SCMP đăng ý kiến của các chuyên gia cho biết một nghiên cứu mới quy mô lớn đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai có ...
Phiên bản di động