Người gieo chữ Việt ở Deajeon

AN BÌNH
TGVN. Thành phố Deajeon (Hàn Quốc) không kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 như ở Việt Nam, nhưng những giảng viên trẻ như cô Nguyễn Thị Phượng và cô Kim Thoa luôn tìm thấy niềm vui khi được làm công việc ý nghĩa là gieo chữ Việt ở xứ người... 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguoi gieo chu viet o deajeon Khai mạc triển lãm tranh Lối phong
nguoi gieo chu viet o deajeon Yêu cầu Hàn Quốc xử lý nghiêm, ngăn ngừa hành vi bạo hành tương tự trong tương lai
nguoi gieo chu viet o deajeon
Cô Nguyễn Thị Phượng với hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng người Việt. (Ảnh: NVCC)

Phượng và Kim Thoa đến với công việc dạy tiếng Việt bằng cơ duyên khác nhau, nhưng tình yêu với ngôn ngữ mẹ đẻ đã giúp họ gắn bó với nghề cao quý này trong nhiều năm nay.

Để người Hàn thêm yêu tiếng Việt

Phượng kể, khi còn học ngành Hàn Quốc học thuộc khoa Đông Phương học (nay là Quốc tế học) tại Đại học Đà Lạt, thấy ngôn ngữ có rất nhiều điều thú vị và thông qua nó, có thể tìm hiểu được văn hóa và lịch sử đặc trưng của một đất nước. Niềm đam mê với ngôn ngữ đã giúp cô gái trẻ nhận ra, một trong những con đường gần và nhanh nhất để hiểu sâu về một đất nước hay một nền văn hóa chính là ngôn ngữ.

Cùng với học ở trường, khi đi làm thêm và làm phiên dịch cho nhiều người Hàn Quốc sống tại Việt Nam, cô thấy họ rất quan tâm đến tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, cô quyết định bắt đầu với công việc dạy tiếng Việt tại trung tâm Sejong ở Đại học Bình Dương cho những người Hàn Quốc.

Năm 2015, Phượng may mắn nhận học bổng chính phủ Hàn Quốc và theo học Thạc sĩ ngành Giáo dục ngôn ngữ tại Đại học Sunmoon. Hiện tại, khi trở thành giảng viên tiếng Việt tại Trung tâm ngôn ngữ quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Chungnam, cô càng thấy Việt Nam dường như là “đất nước đầy tiềm năng” đối với nhiều người Hàn Quốc.

Thực tế, Tiếng Việt đã là ngôn ngữ tự chọn của bậc phổ thông nhiều khu vực tại Hàn Quốc và nhiều học sinh trung học đã bắt đầu định hướng học tiếng Việt để có cơ hội việc làm tốt hơn. Kỳ thi đại học mới đây tại Hàn Quốc cũng có môn tự chọn là tiếng Việt.

“Người Hàn Quốc rất tôn trọng và yêu kính giáo viên. Học sinh của tôi đa phần là người đi làm, lớn tuổi, khuôn phép, đúng giờ và trách nhiệm. Bản thân tôi học hỏi được nhiều từ tinh thần tôn sư trọng đạo, lễ nghĩa cũng như nỗ lực thật sự của họ”, Phượng chia sẻ.

Giúp trẻ em kiều bào hướng về nguồn cội

Không chỉ có người Hàn, những lớp học tiếng Việt tại Deajeon luôn đón nhận sự tham gia tích cực của cộng đồng gia đình đa văn hóa Việt - Hàn. Đồng nghiệp thân thiết của Phượng là Kim Thoa cũng đã 6 năm gắn bó với nghề dạy tiếng Việt. Ngoài công việc tại Trung tâm Ngôn ngữ quốc tế của Đại học Quốc gia Chung Nam, Kim Thoa còn dạy tiếng Việt cho các em ở trường tiểu học và các bậc phụ huynh ở Trung tâm giao lưu quốc tế Deajoen. Trong điều kiện giáo trình và sách giáo khoa tiếng Việt còn thiếu, nhưng bằng niềm đam mê với nghề cô vẫn thường xuyên tham gia các lớp dạy tiếng Việt tình nguyện cho con em kiều bào do Hội người Việt Nam tại Daejeon tổ chức.

nguoi gieo chu viet o deajeon
Cô Kim Thoa (bên trái) tại lớp học cho trẻ em các gia đình đa văn hóa. (Ảnh: NVCC)

Hiện thành phố Daejeon có khoảng 5.000 người Việt, đa phần là phụ nữ kết hôn gia đình đa văn hóa, có cả công nhân lao động và du học sinh. Bởi vậy, việc làm có ý nghĩa nhất cho cộng đồng chính là tham gia các lớp học tiếng Việt cho con em thế hệ thứ hai, thứ ba được sinh ra và lớn lên ở đây.

Kim Thoa chia sẻ, mong ước của cô là vài năm tới, các trường cấp ba hoặc Đại học tại Hàn Quốc sẽ có khoa tiếng Việt. Nếu điều này trở thành hiện thực thì con em các gia đình đa văn hóa và cộng đồng người Việt tại đây sẽ có nhiều thuận lợi trong việc học tập.

Những giáo viên tiếng Việt như Phượng và Kim Thoa đều đặt niềm tin rất lớn vào lớp trẻ trong các gia đình đa văn hóa Việt – Hàn vì các em chính là những cầu nối gắn kết hai đất nước trong tương lai. Các cô hy vọng có thể đóng góp sức mình trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ cũng như thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Sống giữa hai nền văn hóa khác biệt, họ mong muốn được hòa nhập thật sự và có cuộc sống ổn định tại môi trường xã hội ở Hàn Quốc. Bởi vậy, ngoài những giờ dạy học, Phượng và Kim Thoa còn tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng. Bên cạnh việc dạy học, Phượng còn mở một kênh Youtube của riêng mình để tự tay nấu nướng và giới thiệu các món ăn ngon Việt – Hàn. Cô cũng tự tin tham gia biểu diễn văn nghệ và trở thành người dẫn chương trình trong các chương trình văn hóa của cộng đồng người Việt tại đây.

nguoi gieo chu viet o deajeon

Bi Rain trở lại Việt Nam biểu diễn tại Đại nhạc hội hữu nghị Việt – Hàn

Nam ca sĩ Bi Rain sẽ cũng các nghệ sĩ Kpop hàng đầu của Hàn Quốc và Việt Nam hội tụ tại Đại nhạc hội ...

nguoi gieo chu viet o deajeon

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các gia đình đa văn hóa Việt - Hàn

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 5/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ đại ...

nguoi gieo chu viet o deajeon

Festival Huế 2018 lung linh trong đêm hội sắc màu văn hóa Việt - Hàn

Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc của đoàn Việt Nam và Hàn Quốc tại Festival Huế 2018 đã gây ấn tượng mạnh với công ...

Đọc thêm

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

HLV Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ 2, lấy vé tứ kết ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động