Giảm thời gian đóng BHXH còn 15 năm, người có số năm đóng càng dài mức hưởng càng cao. (Nguồn: Báo Thanh tra) |
15 năm đóng BHXH được hưởng lương hưu chỉ là điều kiện tối thiểu, người lao động có số năm đóng BHXH càng dài mức hưởng càng cao.
Liên quan vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, việc quy định giảm thời gian đóng BHXH được hưởng lương hưu không có nghĩa là về hưu lương thấp, mà đây là điều kiện tối thiểu để những người tham gia thị trường lao động muộn (tuổi 35-40) có cơ hội được thụ hưởng chính sách hưu trí.
Với những người tham gia BHXH càng dài thì khi đủ tuổi hưu mức hưởng sẽ càng cao, vẫn không có gì thay đổi so với hiện nay.
Bà Hương cũng nêu thực tế, trước đây nhiều người đóng BHXH không đủ 20 năm hầu như “mất trắng”, chỉ được hưởng chế độ một cục (không có lương hưu), đến bây giờ khi về già đa số đời sống đều rất khó khăn.
Do vậy, chính sách hạ mức đóng còn 15 năm được hưởng lương hưu là để giúp người lao động có điều kiện được hưởng chế độ hưu trí khi về già.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, khi đến tuổi hưu người lao động đóng BHXH ngắn thì lương hưu thấp, nhưng vẫn tốt hơn cho người lao động khi về già, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Mục đích của sự thay đổi này nhằm tạo điều kiện cho người tham gia BHXH ngắn được thụ hưởng quyền lợi BHXH.
Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh giá, việc giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm là để khuyến khích và tạo cơ hội cho người ở độ tuổi trung niên, nam 45 và nữ 40 vẫn có thể tham gia BHXH.
Tuy nhiên, với công nhân tại các khu công nghiệp, việc giảm năm đóng BHXH trong bối cảnh tuổi nghỉ hưu tăng thì họ vẫn phải chờ nhiều năm mới có thể được nhận lương hưu. Vì vậy vẫn chưa giải quyết được tình trạng rút BHXH một lần.
Rút BHXH một lần sai nguyên lý hưởng lương hưu
Về tình trạng người lao động rút BHXH một lần tăng cao thời gian vừa qua, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, tâm lý người lao động khi gặp khó khăn thì nghĩ ngay đến việc rút BHXH một lần, do vậy trước mắt nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ người lao động lúc khó khăn.
Cụ thể, ngoài chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người lao động mất việc vay vốn thông qua “thế chấp” thời gian đóng BHXH để họ vượt qua khó khăn, tiếp tục tham gia thị trường lao động, đóng BHXH.
Bà Hương cũng nói rõ, mục tiêu của đóng BHXH là để tích góp về già có lương hưu. Do vậy chế độ rút một lần là sai cả về phương pháp và nguyên lý hưởng lương hưu.
Khi rút BHXH một lần là người lao động mất hoàn toàn số năm đóng trước đó, trong khi số năm tham gia BHXH thể hiện rõ người lao động được bao nhiêu phần trăm lương hưu.
Theo bà Hương, nếu chính sách để cho người lao động rút BHXH thì chỉ nên cho rút phần người lao động đóng, còn phần của doanh nghiệp cần giữ lại để người lao động có điều kiện tiếp tục tham gia đóng BHXH cho đến khi nghỉ hưu.
| Bộ GD&ĐT chính thức công bố điểm thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023. |
| TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giáo dục đạt trình độ tiên tiến khu vực châu Á vào năm 2030 Theo mục tiêu UBND TP. Hồ Chí Minh vừa công bố, thành phố này phấn đấu phát triển giáo dục đạt trình độ tiên tiến ... |
| GS. Nguyễn Lân Dũng: Người trẻ phải học không ngừng, có năng lực thích ứng trong 'cơn bão' công nghệ Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, trong thế giới VUCA, người trẻ cần phải học và cập nhật liên tục, tiến tới có một năng lực ... |
| Trường Lam Sơn Thanh Hóa có 60 học sinh giỏi quốc gia Trường THPT chuyên Lam Sơn có 60 học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia trên tổng số 61 học sinh đoạt giải của ... |
| Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường tăng cường cảnh giác chiêu lừa 'chuyển tiền vì con cấp cứu' Chiều 14/3, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Trần Thế Cương ký và ban hành thông báo về việc cảnh ... |