Người điều khiển ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm. (Nguồn Dân trí) |
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với việc vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy như sau:
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy
- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 2-3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 4-5 triệu đồng và tước GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 6-8 triệu đồng và tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô
- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 6-8 triệu đồng và tước GPLX từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 16-18 triệu đồng và tước GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền 30-40 triệu đồng và tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.
Vi phạm nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, tất cả các hành vi vi phạm giao thông đến nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ xe.
Về việc xử lý phương tiện bị tạm giữ, Điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định: Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm, hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Người mượn xe vi phạm nồng độ cồn thì chủ xe có bị phạt không?
Hiện nay pháp luật mới chỉ có quy định phạt người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn. Chủ phương tiện chỉ bị phạt trong trường hợp biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông mà vẫn giao xe.
Khoản 10 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm hành vi "giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ".
| Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn năm 2024 Xin hỏi theo quy định thì mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn năm 2024 là bao nhiêu tiền? - Độc giả Huỳnh Phượng |
| Thưởng Tết Dương lịch 2024: Nhân sự, kế toán và người lao động cần biết Xin hỏi doanh nghiệp có bắt buộc thưởng Tết Dương lịch 2024 cho người lao động không và những quy định liên quan khác? - ... |
| Những bệnh được hưởng BHXH một lần Xin cho tôi hỏi tôi những bệnh nào được hưởng BHXH một lần? Hồ sơ hưởng chế độ BHXH một lần gồm những giấy tờ ... |
| Cải cách tiền lương: Các khoản trợ cấp BHXH thay đổi thế nào? Xin cho tôi hỏi các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương? - Độc giả ... |
| Lịch nghỉ tháng 11/2023 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở công ty tư nhân Tháng 11/2023, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở công ty tư nhân được nghỉ bao nhiêu ngày? - Độc giả Minh ... |