TIN LIÊN QUAN | |
Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot | |
Nhiều cha mẹ “đánh cắp” tính tự chủ của con? |
“Tôi sẽ mang lại việc làm cho nước Mỹ, điều mà không ai khác có thể làm được.”
Những lời phát biểu này của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong chiến dịch tranh cử của ông đã từng lọt tai rất nhiều người bỏ phiếu thuộc tầng lớp lao động ở quốc gia này.
Những người lao động này và gia đình của họ đã phải hứng chịu nhiều hệ quả do mất/giảm các công việc tốt, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo vốn chỉ cần trình độ giáo dục trung học.
Công việc lắp ráp ngày nay đòi hỏi công nhân có trình độ kỹ thuật cao và bằng cấp trên trung học. (Nguồn: Reuters) |
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng, nguyên nhân của sự mất mát các công việc này trên diện rộng là do các giao dịch thương mại như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ do Tổng thống Bill Clinton ký ban hành năm 1993.
Tuy nhiên, trên thực tế, 88% công việc sản xuất, chế tạo bị mất là do mọi người đã thành thạo hơn trong việc sử dụng máy móc để sản xuất, chế tạo hàng hóa như ô tô, thiết bị gia dụng và máy tính.
Trên thực tế, kết quả mà người Mỹ tạo ra lại nhiều gấp đôi so với những năm 1980 trong khi số lượng người lao động giảm đi 7 triệu người.
Công nghệ thay con người
Các nhà máy đã thay thế những người lao động có trình độ trung học trở xuống bằng các kỹ thuật viên có trình độ trên trung học làm việc với công nghệ thông tin hiệu suất cao. Lực lượng sản xuất đã chuyển từ những dây chuyền lắp ráp cũ kỹ với những công nhân áo xanh sang các thiết kế công nghiệp, hậu cần, tiếp thị trình độ cao với những kỹ thuật viên “áo trắng” giúp tăng thêm giá trị cho dây chuyền.
Việc thuê ngoài và cạnh tranh với các nước như Trung Quốc và Mexico chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện sụt giảm của ngành sản xuất, chế tạo. Người Mỹ hy vọng rằng họ đang ở giữa một quá trình khôi phục sản xuất, tuy nhiên ngành sản xuất, chế tạo không thể tìm lại ánh hào quang trước kia của mình, đó là vai trò tạo công ăn việc làm. Trong số 2.7 triệu việc làm sản xuất, chế tạo mà nước Mỹ đã bị mất trong cuộc suy thoái kinh tế, họ chỉ giành lại được 1.7 triệu việc làm – như vậy vẫn thiếu một triệu việc làm trước khi xảy ra cuộc suy thoái này.
Và các công việc mới trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo không giống các công việc mà chúng ta đã bị mất. Trong cuộc suy thoái, Mỹ đã mất 1.6 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo cho những người lao động có trình độ trung học; chỉ có 200.000 việc làm trong số này được khôi phục trong giai đoạn gần đây. Trong khi đó, đã tăng thêm 1.5 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo cho những người lao động có trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn, như cao đẳng và đại học.
Công việc ngày càng đòi hỏi người lao động có trình độ cao hơn. (Nguồn: Express.co.uk) |
Con đường phía trước đối với tầng lớp lao động ở Mỹ, bao gồm những người lao động trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, không phải là trơn tru êm ả.
Kể từ những năm 1970, tỷ trọng việc làm dành cho những người có trình độ giáo dục trung học trở xuống đã giảm từ 72% xuống còn 38%, và mức lương dành cho những người lao động trong nhóm này đã giảm 15%. Không có cách nào quay lại thời kỳ hoàng kim, thời của những công việc tốt trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo chỉ cần trình độ giáo dục trung học là đủ.
Con đường phía trước đối với giai cấp lao động Mỹ là các lĩnh vực nghề nghiệp không cần bằng cử nhân, nhưng lại cần ít nhất phải có trình độ giáo dục trên trung học. Có hàng triệu công việc tốt, kỹ năng chỉ cần đòi hỏi ở mức trung bình, yêu cầu bằng cấp thấp hơn bằng cử nhân nhưng lại cao hơn bằng trung học.
Niềm hy vọng việc làm
Đến năm 2024, nền kinh tế Mỹ được dự kiến sẽ tạo ra hơn 16 triệu cơ hội cho những công việc kỹ năng tầm trung, trong đó có 3 triệu công việc mới được tạo ra và 13 triệu công việc do những người nghỉ hưu để lại. Chương trình cơ sở hạ tầng mà ông Trump đề xuất có thể tạo ra thêm nhiều triệu việc làm, phần lớn trong số đó yêu cầu trình độ thấp hơn cử nhân.
Nhiều công việc được trả lương hậu hĩnh: 40% được trả lương 55.000 USD/năm và 14% được trả lương 80.000 USD/năm. Tính trung bình, những người có bằng cử nhân kiếm được 61.000 USD/năm. Tuy nhiên, những gì bạn nhận được phụ thuộc vào những gì bạn làm. Gần một phần ba số người được cấp bằng cao đẳng hệ 2 năm, và một số lớn những người có chứng chỉ hệ dạy nghề 1 năm, đặc biệt những ai học các lĩnh vực có nhu cầu như y tế, được trả lương cao hơn những người chỉ có bằng cử nhân.
Vậy thanh niên Mỹ có thể tìm thấy những công việc tốt như thế này ở đâu? Chúng có ở ở khắp nước Mỹ, nhưng ở nhiều bang phía Nam nơi ông Trump thắng cử, các công việc kỹ năng tầm trung chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các bang vùng duyên hải nơi cần nhiều các công việc cao cấp đòi hỏi phải có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ. Chẳng hạn, ở bang Ohio, 30% việc làm chỉ cần có kỹ năng tầm trung, so với con số 18% ở bang Virginia.
Tuy nhiên, ngay cả ở các bang ủng hộ ông Trump, việc làm đã dịch chuyển từ các nhà máy sang các văn phòng và bệnh viện ở các thành phố và đòi hỏi trình độ giáo dục cao hơn công việc mà chúng thay thế. Các công việc mới có thể nằm ngoài tầm với của nhiều người Mỹ thuộc tầng lớp lao động, thường là do họ không có trình độ giáo dục cần thiết hoặc không được liên kết với những nơi đang tạo ra việc làm.
Tiêu chuẩn vàng
Ngày càng có nhiều sinh viên ghi danh vào các chương trình cấp chứng chỉ hoặc bằng cao đẳng, hai con đường phổ biến nhất dẫn đến các nghề kỹ năng tầm trung, so với các chương trình cấp bằng cử nhân.
Nhu cầu tìm việc làm của sinh viên mới ra trường là rất lớn. (Nguồn: InnerSelf.com) |
Bằng cử nhân vẫn là một tiêu chuẩn vàng đối với một nền giáo dục toàn diện bắt nguồn từ khoa học xã hội và nhân văn, nhưng các bậc phụ huynh và sinh viên cần nhận ra rằng ngoài bằng cử nhân, còn có nhiều cách khác để lựa chọn, những cách này đều vừa với túi tiền và mang lại lợi ích tương lai.
Trong 4 năm tới, chính quyền Trump có cơ hội giải quyết các thách thức về kinh tế và giáo dục dành cho những người bị bỏ lại phía sau, những người làm trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo cũ kỹ. Các chuyên gia cho rằng cần đầu tư vào các việc làm kỹ năng tầm trung, trong đó có các chương trình đào tạo do người sử dụng lao động tổ chức và các chương trình cao đẳng cộng đồng.
Stephen Hawking cảnh báo tương lai bất ổn của loài người Trí thông minh nhân tạo và sự tự động hóa ngày một gia tăng sẽ làm tiêu hao số lượng việc làm trung lưu, làm ... |
Tỷ phú Nhật Bản đầu tư 50 tỷ USD vào Mỹ "nhờ" ông Trump Ngày 6/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố tập đoàn SoftBank của Nhật Bản sẽ đầu tư 50 tỷ USD vào các doanh ... |
Xóa ngay ‘quan hệ thân hữu, ưu đãi ngầm’ trong kinh doanh Thủ tướng nhấn mạnh phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính, xóa bỏ tư ... |