Người nhập cư - động lực tăng trưởng kinh tế Australia

Nguyễn Hoàng
Theo một báo cáo mới do chính phủ Australia công bố, việc sớm thay thế lượng người nhập cư bị giảm do đại dịch Covid-19 sẽ bổ sung 260 tỷ AUD (203 tỷ USD) cho nền kinh tế, giúp nâng tăng trưởng từ 2,3% lên 2,6% mỗi năm trong vòng 40 năm tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Australia: Lượng người nhập cư tăng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Australia
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Australia nhờ tăng lượng người nhập cư. (Nguồn: SNH)

Báo cáo liên thế hệ (IGR) công bố đầu tháng 7 cho thấy, tăng dân số sẽ làm giảm thâm hụt Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Australia từ 2,3% xuống còn 1,8% vào năm tài chính 2060-2061 và đưa nợ ròng quốc gia xuống thấp hơn 5%.

Dựa trên các phân tích, báo cáo nhấn mạnh tới việc Australia cần xây dựng một chương trình nhập cư lâu dài, mạnh mẽ để giúp đất nước sớm thoát khỏi những khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Đóng góp ngân sách nhiều nhất

So với báo cáo được công bố trước đây, báo cáo IGR mới nhất đã điều chỉnh dự báo dân số của Australia giảm từ 44 triệu người vào năm 2060 xuống còn 38,8 triệu.

Sự điều chỉnh này phù hợp với một phân tích từ Ngân hàng đầu tư toàn cầu JP Morgan rằng dân số trong độ tuổi lao động của Australia đã giảm xuống thấp hơn 300.000 người so với thời điểm trước đại dịch Covid-19 và con số này có thể sẽ tăng thêm trong những năm tới.

Phát biểu trong lễ công bố báo cáo IGR, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg khẳng định đây là lần đầu tiên có sự điều chỉnh giảm bớt dự báo dân số dài hạn trong một báo cáo liên thế hệ.

Ông nói tác động của dòng di cư đối với nền kinh tế Australia trong 40 năm tới có nghĩa là “việc đưa ra các lựa chọn cẩn thận và sáng suốt về các thiết lập di cư của chúng ta là điều quan trọng hơn bao giờ hết”.

Số liệu của Cơ quan Thống kê Australia cho biết nhập cư ròng nước ngoài chiếm tới 60% tăng trưởng kinh tế quốc gia trong thập niên vừa qua và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 74% vào năm 2060-2061, ngay cả trong trường hợp lượng nhập cư ít hơn so với dự báo trước đây.

Những người nhập cư có tay nghề cao đóng góp vào ngân sách của Australia nhiều nhất so với toàn bộ dân số nói chung trong suốt cuộc đời của họ và là nhóm dân duy nhất có tác động tích cực ròng đến nguồn thu ngân sách.

Cần chính sách phù hợp

Báo cáo IGR viết, do độ tuổi trung bình của người nhập cư thường trẻ hơn so với dân số Australia nói chung, vì vậy việc gia tăng mức độ nhập cư sẽ làm tăng dân số trong độ tuổi lao động và làm chậm các tác động của quá trình già hóa dân số.

Tỷ lệ gia tăng nhập cư sẽ dẫn đến một mức tăng tích cực nhỏ đối với GDP thực tế/người là 0,4% vào năm 2060-2061 và giảm nợ ròng tính theo phần trăm GDP xuống 4,8%.

Năm 2019, chính phủ Australia đã công bố lệnh giới hạn số lượng trần nhập cư ở mức 160.000 người trong vòng 4 năm tới và dự kiến sẽ cấp 23.000 thị thực (visa) mới cho người lao động nếu như họ có kỹ năng, đi kèm yêu cầu phải thường trú 3 năm tại các vùng nông thôn xa xôi.

Các quyết sách về Chương trình nhập cư của Canberra đã vấp phải sự phản đối của nhiều chính trị gia và các nhà kinh tế học với lý do cho rằng việc thu hẹp số lượng người nhập cư sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế của nước này.

Bộ trưởng Ngân khố Frydengberg cho rằng thành phần của Chương trình nhập cư cần phải phù hợp và chính phủ Australia đang hướng tới một chương trình nhập cư có mục tiêu tốt, tập trung vào kỹ năng, giúp bổ sung nguồn lực trong độ tuổi lao động và làm chậm quá trình già hóa dân số, giúp cải thiện kết quả kinh tế và tài chính của đất nước.

Trong nhiều thế kỷ, tăng trưởng kinh tế của Australia nhờ vào các hoạt động khai mỏ, nông nghiệp và được thúc đẩy bởi các làn sóng nhập cư lớn từ châu Âu, châu Á... Tuy nhiên, theo số liệu từ Cục thống kê Australia công bố ngày 18/3, dân số Australia tăng chưa đến 1% (tính đến tháng 9/2020) và giảm rõ rệt trong quý gần đây nhất khi thực hiện thống kê. Theo ông Phil Browning, Giám đốc nhân khẩu học của Cục thống kê Australia, số lượng người nhập cư tới Australia bắt đầu giảm trong hai quý gần đây và trong quý gần nhất số ca sinh mới không bù đắp được cho số lượng người nhập cư giảm nên tổng dân số giảm.
Mỹ lại đau đầu với nạn di cư - số người nhập cư trái phép bị bắt giữ tăng vọt

Mỹ lại đau đầu với nạn di cư - số người nhập cư trái phép bị bắt giữ tăng vọt

Trong tháng 3 vừa qua, hơn 172.300 người di cư vào Mỹ đã bị bắt giữ - tăng 70% so với tháng trước đó.

Đại sứ Australia: Mỹ sẽ duy trì lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc nếu ông Biden đắc cử

Đại sứ Australia: Mỹ sẽ duy trì lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc nếu ông Biden đắc cử

TGVN. Ngày 18/11, Đại sứ Australia tại Mỹ Arthur Sinodinos cho rằng, nếu đắc cử, ông Joe Biden sẽ duy trì cách tiếp cận cứng ...

(theo The Australian)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Những đề tài tranh mang hồn cốt dân gian dung dị trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống... qua bàn tay của nghệ nhân Lương Minh Hòa đã mang một sắc ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang ...
Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt đang diễn ta tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Mưa lớn gây gián đoạn dịch vụ tàu cao tốc ở Nhật Bản. Đảo Jeju (Hàn Quốc) ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Hãy cùng Thế giới và Việt Nam điểm lại những nét chính của cuộc bầu cử có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới và dự đoán ai sẽ là ...
Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới qua vai trò của báo chí.
Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, VPTT về Nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan đã tổ chức sự kiện 'Ẩm thực cho em' tại huyện Mù Căng Chải, Yên Bái, chịu ảnh hưởng của bão Yagi.
Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên thảo luận mở về chủ đề 'Phụ nữ xây dựng hòa bình trong môi trường biến động'.
Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới

Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới

Hà Lan sẽ bãi bỏ giấy phép cư trú vô thời hạn cho người tị nạn và giảm giấy phép tị nạn 5 năm hiện tại xuống còn 3 năm.
Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động