Nhỏ Bình thường Lớn

Người phụ nữ tạo nên 'cú lừa lớn nhất trong lịch sử hội họa' qua đời

Nữ họa sĩ người Mỹ Margaret Keane đã qua đời ở tuổi 94, bà nổi tiếng với những bức chân dung khắc họa nhân vật có đôi mắt to. Bà cũng thường được nhắc đến với "cú lừa lớn nhất trong lịch sử hội họa".
Khánh thành Bức tranh tường Kazakhstan tại Việt Nam
Ông Walter và bà Margaret ly hôn năm 1965, sau đó, bà tuyên bố mình mới là tác giả đích thực của các bức chân dung "mắt to". (Nguồn: The Guardian)

Bà Margaret Keane đã qua đời tại nhà riêng ở Napa, bang California, Mỹ, vì một cơn đau tim. Trong sự nghiệp hội họa của mình, bà Margaret thường được biết tới với những bức tranh chân dung "mắt to". Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, những bức vẽ do bà Margaret thực hiện đã bị chồng cũ của bà đem ra quảng bá và rao bán với danh nghĩa đó là tác phẩm của chính ông này.

Sau khi hai người ly hôn, một cuộc chiến pháp lý đã nổ ra để bà Margaret có thể giành lại những gì đích thực thuộc về mình. Câu chuyện của bà Margaret đã từng được đạo diễn Tim Burton kể lại trong bộ phim điện ảnh Big Eyes (Mắt to - 2014). Thông tin về sự ra đi của bà Margaret đã được con gái của bà - bà Jane Swigert xác nhận với giới truyền thông.

Bà Margaret Keane có tên thật là Peggy Doris Hawkins, bà từng học chuyên ngành thiết kế tại New York, Mỹ, trước khi tìm tới hội họa hồi thập niên 1950. Bà đã thực hiện những bức chân dung "mắt to" từ trước khi gặp người chồng tương lai của mình - ông Walter Keane hồi năm 1955.

Ông Walter ấn tượng với những bức vẽ chân dung khắc họa nhân vật có đôi mắt to tròn do bà Margaret thực hiện. Sau khi kết hôn, bà thường ký tên trên tranh là Keane, nên ông dễ dàng mang những bức tranh của vợ ra ngoài giới thiệu và rao bán với danh nghĩa đó là tranh do chính ông thực hiện.

Ông Walter đã thuyết phục được bà Margaret tin rằng cách ông đang làm đưa lại lợi ích cho cả hai người. Đến thập niên 1960, những bức tranh của bà Margaret đã rất được yêu thích và được nhiều ngôi sao sưu tầm.

Thực tế, những bức tranh của bà Margaret không được giới hội họa đánh giá cao, thậm chí, những bức tranh này còn phải hứng chịu nhiều tranh cãi, chỉ trích vì cho rằng quá nhàm, na ná nhau, vô nghĩa, vô vị...

Khi tranh của bà Margaret được đem trưng bày tại một số triển lãm, đã có những phản ứng dữ dội xảy ra trong giới chuyên môn và có những người yêu cầu phải gỡ bỏ tranh của bà vì không xứng đáng được trưng bày như một tác phẩm hội họa.

Vì mọi người vẫn tưởng đó là tranh do chồng bà thực hiện, nên bà Margaret đã âm thầm sống trong đau khổ trước những phản ứng của giới chuyên môn, dù tranh bà được thị trường đón nhận.

Ông Walter và bà Margaret ly hôn năm 1965, sau đó, bà tuyên bố mình mới là tác giả đích thực của các bức chân dung "mắt to". Đến năm 1986, bà quyết định kiện ông Walter ra tòa do ông này vẫn ngoan cố khẳng định mình là tác giả đích thực của các bức tranh "mắt to".

Sau cùng, bà Margaret giành chiến thắng trong vụ kiện vì bà có thể thực hiện những bức chân dung "mắt to" ngay trước tòa, còn chồng cũ của bà thì không. Ông Walter buộc phải bồi thường cho bà Margaret 4 triệu USD, nhưng vì khi đó, ông đã bị phá sản, nên bà không bao giờ nhận được khoản tiền này.

Nữ họa sĩ Israel và những ấn tượng với Việt Nam

Nữ họa sĩ Israel và những ấn tượng với Việt Nam

Tối 26/10, tại quán Hà Nội Café ở trung tâm thành phố Tel Aviv, Israel, đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm của nữ ...

Nữ họa sĩ Christine Nguyễn: Việt Nam luôn là nơi hướng về

Nữ họa sĩ Christine Nguyễn: Việt Nam luôn là nơi hướng về

TGVN. Sinh ra, lớn lên và làm việc tại Mỹ nhưng khi ở nhà nữ họa sĩ Christine Nguyễn lại được gọi bằng cái tên ...

(theo Dân trí)