TIN LIÊN QUAN | |
Những lợi ích sức khoẻ đáng ngạc nhiên của nho | |
Gỡ khó cho doanh nghiệp xung quanh quy định sử dụng muối có I-ốt |
Thông tin trên được GS-TS. Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Việt Nam đưa ra tại Hội nghị gặp mặt cộng tác viên báo chí nhân Ngày Vi chất dinh dưỡng, diễn ra chiều 25/5.
Các nghiên cứu ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương giai đoạn 2000 - 2010 chỉ rõ các thực phẩm từ nuôi trồng tự nhiên ở các vùng miền trong nước đều có hàm lượng i-ốt không đáng kể, không thể đáp ứng nhu cầu cơ thế. Điều khó khẳng định i-ốt hoá muối ăn là giải pháp chiến lược của toàn cầu cũng như giải pháp của Việt Nam.
GS-TS. Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng phát biểu trong buổi gặp mặt báo chí. (Ảnh: Vân Hà) |
Các nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng năm 2010 cũng cho thấy, chỉ có 6% số người được hỏi dùng duy nhất gia vị mặn là muối i-ốt, còn lại 75% sử dụng gia vị mặn từ các sản phẩm chế biến có muối như: nước mắm, nước tương, bột canh…
“Đây là cơ sở quan trọng cho Việt Nam áp dụng khuyến nghị hiện hành của Tổ chức Y tế thế giới, Mạng lưới toàn cầu về dinh dưỡng i-ốt yêu cầu bắt buộc muối để người ăn trực tiếp, muối dùng trong chế biến mọi loại thực phẩm, kể cả muối dùng cho chăn nuối gia súc phải là muối trộn i-ốt”, TS. Lê Danh Tuyên nhấn mạnh.
Cùng với việc sụt giảm độ bao phủ muối i-ốt trên toàn quốc, năm 2013 - 2014, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiến hành điều tra tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 - 10 tuổi toàn quốc. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bướu cổ là 9,8%, mức trung vị i-ốt niệu là 8,4mcg/dl. Đây là mức thấp nhất trong khoảng thời gian 10 năm qua. Trong khi đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về thanh toán tình trạng thiếu i-ốt mà chúng ta đã đạt được năm 2005 thì tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 - 10 tuổi dưới 5% và mức trung vị i-ốt niệu lớn hơn hoặc bằng 10mcg/dl.
Báo cáo của mạng lưới i-ốt toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước mà người dân có tình trạng thiếu i-ốt tồi tệ nhất trên thế giới. Đây là thực tế đáng báo động về tình trạng thiếu hụt i-ốt đã quay trở lại Việt Nam.
Tăng cường i-ốt vào các thực phẩm thiết yếu đã được chứng minh là biện pháp đơn giản và hiệu quả để bổ sung i-ốt nói nói riêng và vi chất dinh dưỡng nói chung trong bữa ăn hàng ngày.
Theo ước tính, thực phẩm chế biến hiện nay cung cấp khoảng 75% tổng lượng muối ăn vào, chỉ 15% tổng lượng muối ăn vào là thông qua muối ăn trực tiếp. Do đó, ở những quốc gia mà muối i-ốt không được sử dụng trong thực phẩm chế biến, sự chuyển đổi cách tiêu thụ hiện tại có thể làm giảm lượng muối i-ốt ăn vào.
“Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và công bố cho biết không có thay đổi hữu cơ đáng kể nào với sản phẩm được sản xuất với muối bổ sung i-ốt (màu sắc, hương vị, cấu trúc). Ngoài ra, ít nhất 100 quốc gia yêu cầu sử dụng muối i-ốt để chế biến thực phẩm mà không ảnh hưởng tiêu cực đến các sản phẩm cuối cùng”, TS. Tuyên cho biết.
Phân loại của một số tổ chức như Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)… thì mức thu nhập i-ốt lý tưởng nhất đối với con người là nồng độ i-ốt niệu đạt 100 - 199mg/l, tương ứng với lượng i-ốt ăn vào hàng ngày là 150 - 299mg. Mức i-ốt niệu từ 300mg/l tương ứng với lượng i-ốt ăn vào hàng ngày là từ 450mg được coi là thừa i-ốt. “Căn cứ vào tiêu chuẩn này, chúng ta không sợ nguy cơ thừa i-ốt vì mức bổ sung lại nhà máy hiện nay là 20ppm-40ppm”, đại diện Viện Dinh dưỡng.
Bà Đỗ Hồng Phương, Chuyên gia Chính sách dinh dưỡng của UNICEF khuyến cáo, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm có giá thành thấp nhất, chỉ 0,06 USD/người/năm. Ngoài ưu điểm chi phí thấp, sử dụng thuận tiện còn có ưu điểm là áp dụng rộng rãi cho cộng đồng. Nhà nước không phải chi phí để mua vi chất hay thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho người dân mà chỉ xây dựng chính sách để quy định bắt buộc một số thực phẩm phải tăng cường vi chất dinh dưỡng
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cùng nhà nước trong việc đảm bảo sức khoẻ cộng đồng; doanh nghiệp sẽ thu hồi chi phí sản xuất từ việc tính chi phí để tăng cường vi chất vào giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm tăng lên không đáng kể, ở mức mọi người đều có thể chấp nhận được mà người dân lại được thụ hưởng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi ích cho sức khoẻ.
Thiếu i-ốt làm giảm khả năng tư duy, năng suất lao động, suy tuyến giáp và gây ra bệnh bướu cổ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu i-ốt dễ sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Trẻ sơ sinh nếu thiếu i-ốt sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và tử vong. Trẻ nhỏ nếu thiếu i-ốt sẽ làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, và suy dinh dưỡng… Sử dụng gia vị bổ sung i-ốt trong nấu ăn hàng ngày là biện pháp phòng ngừa thiếu i-ốt hiệu quả và bền vững. Hiện trên thế giới đã có 130 quốc gia quy định bắt buộc bổ sung; 69 quốc gia (53%) yêu cầu sử dụng muối i-ốt cho thực phẩm chế biến. |
Những lợi ích sức khoẻ đáng ngạc nhiên của nho Một số lợi ích lớn của nho bao gồm khả năng điều trị táo bón, khó tiêu, mệt mỏi, rối loạn thận, ngăn ngừa đục ... |
Cứ 4 trẻ thì có hơn 1 trẻ thiếu máu dinh dưỡng Tỉ lệ này đặc biệt lớn đối với những trẻ em sống tại khu vực nông thôn, miền núi. Trong số các trẻ em thiếu máu ... |
Tăng cường vi chất dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) vừa triển khai “Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2014” nhằm cập nhật, trao đổi thông tin về tầm ... |