Người Việt trong 'tâm bão' dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ

Huy Lê
Hoang mang, lo sợ dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập là tâm lý chung không chỉ của cộng đồng người Việt tại đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới với số ca nhiễm tăng thêm hơn một triệu ca chỉ trong ba ngày qua, áp đảo hệ thống y tế mong manh và đẩy nước này đến bờ vực một cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Đứng trước thực trạng đó, hoang mang, lo sợ dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập trở thành tâm lý chung của bà con người Việt tại đây.

Chị Huỳnh Thúy Vy, đang sinh sống và làm việc tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu chia sẻ, do tình hình dịch bệnh đang biến phức tạp tại Ấn Độ nói chung, cũng như các trung tâm đô thị nói riêng, như Delhi, Mumbai, Chennai..., bà con người Việt đều đang gặp vấn đề về kinh tế.

Người Việt tại Ấn Độ trong "tâm bão" Covid-19
Chôn cất thi thể bệnh nhân Covid-19 tại một nghĩa trang ở New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cơ sở chăm sóc sắc đẹp nơi chị Vy làm việc khách đang thưa dần. Mọi hoạt động đều thay đổi, khiến công việc của chị khó khăn hơn trước. Việc học của các con nhà chị cũng không thuận lợi, vì học online trong thời gian dài khiến các cháu khó tiếp thu bài hơn.

Hiện dịch bệnh tại bang Tamil Nadu cũng đang tăng mạnh, với hơn 15.000 ca nhiễm mới, riêng thành phố Chennai ghi nhận 4.300 ca trong 24 giờ qua. Từ ngày 26/4, bang này sẽ đóng cửa các trung tâm thương mại, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phòng tập gym, chợ đầu mối...

Để ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay, bản thân chị Vy cũng như gia đình hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, trong khi đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất để có sức đề kháng ngăn ngừa dịch bệnh.

Trong nhà chị lúc nào cũng chuẩn bị sẵn một cơ số thuốc cần thiết, để đề phòng trường hợp xấu có thể tự chữa trị tại nhà, vì hiện tại chi phí điều trị ở bệnh viện rất đắt đỏ, trong khi các cơ sở y tế đều đang quá tải, thiếu hụt y tá, bác sĩ và cả trang thiết bị vật tư y tế.

Chị Vy cho biết thêm, không chỉ riêng mình gặp khó khăn, có gia đình người Việt Nam qua Chennai chữa bệnh đã bị kẹt lại cả năm nay do dịch bệnh. Họ dự định sẽ về Việt Nam trên chuyến bay tiếp theo, nhưng không rõ chuyến bay có thực hiện được không khi dịch bệnh lại đang bùng phát mạnh, khiến nhiều nước bắt đầu cấm các chuyến bay từ Ấn Độ. Gia đình họ thực sự vất vả trong quá trình điều trị bệnh tại Ấn Độ.

Trong khi đó, anh Nguyễn Viết Thanh, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Odisha, bang Odisha miền Đông Ấn Độ, cũng bày tỏ lo lắng về tình hình dịch bệnh gia tăng có thể ảnh hưởng đến việc học tập của mình.

Trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên, anh Thanh đã phải về Việt Nam do trường đóng cửa. Nay anh vừa quay trở lại Ấn Độ để hoàn thành chương trình học thì làn sóng thứ hai lại ập đến. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng điều khiến anh Thanh bất ngờ hơn cả, và lo lắng nữa, là rất nhiều bạn bè anh trong trường cũng như cả người dân ngoài đường không đeo khẩu trang.

Họ cũng hay tập trung đông người trong các đền thờ, xung quanh các điểm bán đồ ăn đường phố, không khẩu trang, không gian cách. Nguy cơ dịch bệnh rình rập không đâu xa, ngay trong trường nơi anh Thanh học, một số khu ký túc xá và cả nhà khách đã được sử dụng làm nơi cách ly bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Luôn cảnh giác với dịch bệnh, khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn là những hành trang không thể thiếu mỗi khi anh Thanh ra ngoài. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, anh Thanh hạn chế đến nơi đông người và thường nhờ một người bảo vệ biết nói tiếng Anh đi chợ mua đồ.

Anh Thanh hy vọng dịch bệnh Covid-19 tại Ấn Độ sớm kết thúc, để trường học không bị đóng cửa một lần nữa và anh có thể yên tâm hoàn thành trọn vẹn chương trình học của mình. Anh cũng bày tỏ mong muốn tới đây sẽ được tiêm vaccine khi Ấn Độ mở rộng chương trình tiêm phòng đến những người trên 18 tuổi, để được yên tâm hơn phần nào khi ở giữa tâm bão Covid-19 của thế giới.

Theo Tham tán Đỗ Thanh Hải, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, cộng đồng người Việt tại Ấn Độ có khoảng hơn 1.000 người, sang Ấn Độ vì nhiều mục đích khác nhau như kết hôn, du học, tu tập, công tác. Ngoài ra, còn có một số người đi tham quan, chữa bệnh nhưng bị kẹt lại.

Ngay khi dịch bệnh bùng phát, cơ quan đại diện ngoại giao tại địa bàn đã cố gắng thu xếp các chuyến bay để đưa bà con tại Ấn Độ và các nước Nam Á khác về nước tránh dịch. Hiện nay chỉ còn khoảng gần 100 người Việt ở lại học tập, lao động rải rác ở nhiều thành phố trên khắp Ấn Độ. Đại sứ quán thường xuyên liên hệ với đại diện của các nhóm cộng đồng, nắm bắt tình hình bà con, duy trì đường dây nóng để hỗ trợ thủ tục lãnh sự, bảo hộ công dân khi cần thiết.

Hiện tại khi chính quyền Delhi đang thực thi lệnh phong tỏa gắt gao và các xe bình thường không được lưu thông, Đại sứ quán đã cử cán bộ mua và cung cấp lương thực, thực phẩm tiếp tế cho những bà con gặp khó khăn.

Trong làn sóng dịch bệnh thứ hai đang bùng phát mạnh, nhiều bà con có nhu cầu hồi hương để tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, Đại sứ quán chưa nhận được thông tin khẩn cấp nào từ cộng đồng, trừ một số kỹ sư người Việt Nam tham gia dự án xây dựng trụ sở Đại sứ quán bị nhiễm Covid-19 ở thủ đô New Delhi.

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát dữ dội hiện nay, Đại sứ quán phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa nhưng vẫn duy trì các hoạt động cơ bản để phục vụ công tác bảo hộ công dân khi cần thiết.

Một cán bộ của Đại sứ quán cũng đã bị nhiễm bệnh, hiện đang cách ly, sức khỏe ổn định và có tiến triển tích cực.

Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã ban hành kế hoạch ứng phó với đại dịch Covid-19, trong đó nêu các biện pháp cụ thể, như rà soát và bổ sung thuốc men, trang thiết bị y tế cá nhân, liên hệ trước với một số bệnh viện để kiểm tra giường bệnh và phương án chữa trị, sẵn sàng triển khai các phương án hành động, ứng phó bình tĩnh, hiệu quả với mọi tình huống, kể cả trong trường hợp xấu nhất khi có người tử vong do Covid-19.

TIN LIÊN QUAN
Covid-19 ở Ấn Độ: Mỹ hỗ trợ khẩn, Pháp tăng cường cung cấp máy thở, Bangladesh đóng cửa nhập cảnh
Covid-19 ở Ấn Độ: EU sẵn sàng hỗ trợ, Anh 'làm mọi việc có thể', Pakistan đề nghị cấp máy thở
Kinh đô điện ảnh Bollywood quay cuồng trong cơn đại dịch Covid-19
Hệ thống y tế bất lực và tê liệt, Ấn Độ 'vỡ trận' vì Covid-19
Các nước trợ giúp Ấn Độ đối phó với thảm họa Covid-19

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động