Nguồn gốc của chiếc mũ đỏ trên đảo Phục Sinh

Một nhóm các nhà khảo cổ học Anh tìm ra lời giải cho câu hỏi: "Tại sao, những bức tượng nổi tiếng trên đảo Phục sinh (moai) lại đội chiếc mũ đỏ trên đầu?"
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những bức tượng nổi tiếng với chiếc mũ đỏ trên đảo Phục Sinh.

Đảo phục sinh ở Nam Thái Bình Dương, nổi tiếng với những tượng đá (moai) trông ra biển. Một số tượng đá này có đội chiếc mũ đỏ. Cho đến nay, câu hỏi về sự xuất hiện của những chiếc mũ đỏ mới dần được hé lộ.

Tiến sĩ Sue Hamilton, ĐH London và tiến sĩ Colin Richards, ĐH Manchester là những nhà khảo cổ học đầu tiên khai quật mỏ đá Puna Pau trên đảo Phục Sinh. Trong một lần nghiên cứu, hai người phát hiện dấu tích con đường từng được dùng để vận chuyển đá từ núi lửa tới các bức tượng đặt ven biển.

Theo tiến sĩ Hamilton, chiếc mũ đá này tượng trưng cho búi tóc của các vị tù trưởng, những người đã thắng trong các cuộc chiến giành quyền lực nên được tôn vinh bằng bức tượng lớn. Đây cũng là cách thờ cúng tổ tiên của người Polynesia. Họ đã tận dụng đất đá nóng chảy của các vụ phun trào núi lửa để tạo nên chiếc mũ có màu đặc trưng này.

Ông bổ sung: “Cho đến nay, chúng tôi đã xác định được hơn 70 chiếc mũ tại khu vực đặt tượng và trên lối đi. Rất nhiều tảng đá đã bị vỡ hoặc dính chặt vào mặt đất. Mỗi tảng đá đó nặng tới vài tấn, làm bằng xỉ núi lửa, với màu đỏ tượng trưng cho địa vị cao".

Tiến sĩ Hamilton cho rằng, các vị tù trưởng đã huy động rất nhiều thổ dân đi lấy đá, rồi sau đó dùng thân cây làm con lăn để vận chuyển tới các bức tượng khổng lồ được đặt trên những chiếc bệ cao.

“Khu mỏ nằm ở góc khuất mà từ nhiều hướng trên đảo không thể nhìn thấy được. Những “chiếc mũ đỏ” xuất hiện vào khoảng từ năm 1.200 tới 1.300 sau Công Nguyên. Những gì còn lại trên đảo cho thấy xã hội của người bản địa từng được tổ chức chặt chẽ”, ông nói.

Trước đó, nhà khảo cổ học Katherine Routledge tới hòn đảo này cùng chồng vào năm 1914, thực hiện cuộc thám hiểm mang tính tiên phong nhằm vẽ sơ đồ các bức tượng nổi tiếng.

Với sự trợ giúp của một người bản địa, họ tìm thấy 30 bức tượng và thu thập được nhiều giai thoại độc đáo về đảo Phục Sinh.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của xã hội trên hòn đảo này vẫn đang là đề tài gây tranh cãi, nhưng nhiều người cho rằng đó là hệ quả từ một cuộc khủng hoảng do cạn kiệt nguồn tài nguyên bởi chiến tranh hoặc dịch bệnh.

Hòn đảo này sáp nhập vào Chile từ năm 1888 và trong thập niên 1960, nó được Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) dùng làm nơi hạ cánh khẩn cấp cho các tàu con thoi.

Thời gian gần đây, mỗi năm đảo Phục Sinh đón khoảng 20.000 du khách, vì vậy, các nhà khoa học kêu gọi bảo vệ những truyền thống của người dân bản địa trước sự "xâm lấn" của nền văn minh hiện đại.

Đảo Phục Sinh nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, thuộc Chile. Cách Chile lục địa khoảng 3.500 km về phía Tây, đây là một trong những hòn đảo xa xôi nhất thế giới có người sống. Tên của hòn đảo được đặt theo ngày người Hà Lan phát hiện ra, đó là Chủ nhật Phục sinh năm 1722.

Hòn đảo có diện tích 163,6 km2, tạo thành từ ba ngọn núi lửa: Poike, Rano Kau và Terevaka.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động