Nguy cơ từ “rác vũ trụ” quanh Trái đất

Nguy cơ từ các mảnh vỡ nhân tạo lơ lửng quay xung quanh Trái Đất vừa được giới khoa học nhấn mạnh một lần nữa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
nguy co tu rac vu tru quanh trai dat

Module Mặt Trăng tách ra từ tàu vũ trụ Apollo 17 (giữa). Các chấm trắng xung quanh module là các mảnh rác vũ trụ (Nguồn: NASA)

Đoạn video do ông Stuart Grey, một giảng viên của trường đại học London (Anh) sản xuất và mới được Viện Hoàng gia của Vương quốc Anh phát hành đã cho người xem thấy không gian xung quanh Trái Đất đã trở nên “chật chội” như thế nào. Con người đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (Sputnik I ) lên quỹ đạo vào năm 1957.

Kể từ đó, những mảnh “rác vũ trụ” dần dần xuất hiện trong không gian, bao gồm các mảnh vỡ của tên lửa, các vệ tinh đã hết hạn sử dụng và các bộ phận tàu vũ trụ rơi ra một cách tự nhiên hoặc do va chạm. Chúng có khả năng gây nguy hiểm cho các tàu vũ trụ và vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo.

NASA đã theo dõi khoảng 20.000 mảnh vỡ lớn hơn quả táo, và khoảng nửa triệu mảnh rác vũ trụ nhỏ hơn nữa. Mặc dù nhỏ, các đối tượng này bay với tốc độ rất lớn và có thể gây thiệt hại đáng kể cho bất kỳ đối tượng nào chúng va phải.

Tính đến năm 2000, đã có khoảng 9.000 mảnh vỡ có thể theo dõi được. Tuy nhiên, một vụ thử tên lửa của Trung Quốc năm 2007 đã gây ra thêm 2.000 mảnh vụn, và một vụ va chạm năm 2009 giữa một vệ tinh của Nga đã hết hạn sử dụng với một vệ tinh thương mại đang hoạt động gây ra thêm 2.000 mảnh rác. Các mảnh lớn nhất có kích thước của một chiếc xe buýt, ông Grey cho biết.

Năm 1996, một vệ tinh của Pháp đã bị hư hại sau khi va phải mảnh vỡ từ một tên lửa Pháp đã phát nổ một thập kỷ trước đó. Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã phải định kỳ di chuyển ra khỏi đường đi của của các mảnh rác không gian để tránh va chạm.

Mặc dù hàng triệu mảnh rác hiện vẫn chưa được đưa vào diện theo dõi, nhưng nguy cơ một mảnh rác không gian rơi xuống Trái Đất là không lớn. Tháng trước, một vật thể có biệt danh là "WTF" đã rơi xuống Trái Đất, nhưng nó đã bị đốt cháy trong bầu khí quyển trước khi rơi xuống Ấn Độ Dương gần Sri Lanka.

Các nhà khoa học cũng đang tìm cách dọn sạch rác vũ trụ để tránh các nguy cơ lớn mà chúng có thể gây ra cho tàu vũ trụ và các vệ tinh, chẳng hạn như một lỗ thủng do mảnh rác gây ra cho tấm năng lượng mặt trời của trạm ISS năm 2013.

Không quân Mỹ đang nghiên cứu hệ thống radar mới để theo dõi các mảnh rác không gian, dự kiến ​​đi vào hoạt động trong năm 2019. Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ cũng đang chế tạo một tàu vũ trụ chuyên để dọn dẹp các vệ tinh nhỏ đã hết hạn sử dụng trên quỹ đạo.

Trung Hiếu (tổng hợp)

Đọc thêm

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam thua đậm 0-3 trước U23 Uzbekistan ở lượt cuối cùng bảng D trên sân Khalifa và sẽ đối đầu U23 Iraq ở tứ kết giải U23 châu ...
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Diễn viên Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh đăng ảnh hậu trường thanh lịch, Hòa Minzy khoe vai trần gợi cảm.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động