Nhỏ Bình thường Lớn

NGUY HIỂM! Hơn 1/3 trẻ em thế giới bị nhiễm độc chì, thế giới cần phải làm gì?

TGVN. Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và nhóm bảo vệ môi trường Pure Earth được công bố ngày 30/7, tình trạng nhiễm độc chì đang ảnh hưởng đến trẻ em ở quy mô lớn, gây ra những tổn hại lâu dài đối với sức khỏe của trẻ.
TIN LIÊN QUAN
Nạn đói rình rập, nhiều trẻ em có nguy cơ thiệt mạng vì thiếu ăn ở Lebanon
Khoảng 4,4 triệu trẻ em Việt Nam bị gián đoạn giáo dục mầm non do đại dịch Covid-19
nguy hiem hon 13 tre em the gioi bi nhiem doc chi the gioi can phai lam gi

Báo cáo có tên “Sự thật độc hại: Trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm chì làm suy yếu một thế hệ tiềm năng”, phân tích về phơi nhiễm chì ở trẻ em.

Theo báo cáo trên, khoảng 800 triệu trẻ em, chiếm gần 1/3 số trẻ em trên toàn cầu, có lượng chì trong máu từ 5 mg/dl trở lên - hàm lượng được xem là có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, phổi và cần phải có các hành động can thiệp. Gần 50% số trẻ này sống tại khu vực Nam Á.

Tác hại khủng khiếp

Báo cáo chỉ ra, chì là một chất độc thần kinh mạnh gây ra tác hại không thể khắc phục đối với não của trẻ em. Chì đặc biệt tàn phá đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới năm tuổi vì chì gây tổn hại cho bộ não của trẻ trước khi trẻ có cơ hội phát triển đầy đủ, khiến trẻ bị suy giảm hệ thần thần kinh, nhận thức và thể chất suốt đời.

Bên cạnh đó, phơi nhiễm chì ở trẻ em cũng liên quan đến sức khỏe tâm thần, các vấn đề hành vi, gia tăng tội phạm và bạo lực. Trẻ lớn hơn thì gánh chịu các hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ tổn thương thận và các bệnh tim mạch trong cuộc sống tương lai.

Phơi nhiễm chì ở trẻ em ước tính sẽ làm thiệt hại gần 1 nghìn tỷ USD của các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình do những tiềm năng kinh tế bị mất trong suốt cuộc đời những trẻ em bị nhiễm chì.

Nguyên nhân nhiễm độc

Theo báo cáo, việc tái chế pin axit chì không chính thức và không đạt tiêu chuẩn là tác nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ em ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi số lượng phương tiện đi lại đã tăng gấp ba kể từ năm 2000. Số lượng phương tiện đi lại tăng lên, cùng với việc thiếu quy định và cơ sở hạ tầng tái chế ắc quy xe, đã dẫn đến 50% ắc quy axit chì được tái chế không an toàn trong nền kinh tế phi chính thức.

Khi tiến hành các hoạt động tái chế nguy hiểm và thường là bất hợp pháp, công nhân phá vỡ các vỏ pin/ắc-quy, đổ axit và bụi chì ra đất, và đốt cháy chì trong các lò nung ngoài trời, thải ra khói độc hại cho cộng đồng xung quanh. Thông thường, các công nhân và cộng đồng bị phơi nhiễm không biết rằng chì là chất độc thần kinh mạnh.

Các nguồn tiếp xúc với chì khác ở trẻ em bao gồm chì trong nước từ việc sử dụng ống dẫn nước có chì; chì từ ngành công nghiệp đang hoạt động, như khai thác và tái chế pin; sơn và bột màu có chì; xăng pha chì đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây nhưng trước đó là một nguồn lây nhiễm chính; hàn chì trong thực phẩm đóng hộp; và chì có trong gia vị, mỹ phẩm, thuốc bổ, đồ chơi và các sản phẩm tiêu dùng khác.

Cha mẹ làm việc liên quan chì thường mang bụi bẩn về nhà trên quần áo, tóc, tay và giày, do đó vô tình khiến con cái họ bị nhiễm độc tố.

Nồng độ chì trong máu đã giảm đáng kể ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao kể từ khi chấm dứt sử dụng xăng pha chì và hầu hết các loại sơn có chì, trong khi mức độ chì trong máu của trẻ em ở các nước thu nhập thấp và trung bình vẫn tăng và trong nhiều trường hợp, tăng cao tới mức nguy hiểm, ngay cả một thập kỷ sau khi chấm dứt xử dụng xăng pha chì trên phạm vi toàn cầu.

Báo cáo trình bày nghiên cứu điển hình ở năm quốc gia có ô nhiễm chì và ô nhiễm chất thải kim loại nặng độc hại khác gây ảnh hưởng đến trẻ em, bao gồm Kathgora thuộc Bangladesh; Tbilisi thuộc Georgia; Agbogbloshie thuộc Ghana; Pesarean thuộc Indonesia; và bang Morelo thuộc Mexico.

Theo Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore, việc hiểu được mức độ ô nhiễm chì cũng như tác hại của chì đối cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng có thể giúp thúc đẩy các hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em.

Phương án hành động

Chủ tịch Pure Earth Richard Fuller nói: “Tin tốt là chì có thể được tái chế một cách an toàn mà không gây nguy hại cho công nhân, con cái họ và các khu vực lân cận. Các khu vực bị nhiễm chì có thể được khắc phục và phục hồi”.

Báo cáo chỉ ra, chính phủ ở các quốc gia bị ảnh hưởng có thể giải quyết ô nhiễm và phơi nhiễm chì ở trẻ em bằng cách sử dụng các phương pháp phối hợp như xây dựng năng lực về xét nghiệm mức độ chì trong máu; ngăn không cho trẻ em tiếp xúc với các khu vực và sản phẩm có nguy cơ cao chứa chì, chẳng hạn như một số loại gốm sứ, sơn, đồ chơi và gia vị;

Việc tăng cường hệ thống y tế để hệ thống này có thể phát hiện, theo dõi và điều trị phơi nhiễm chì ở trẻ em và tiến hành giáo dục nâng cao và liệu pháp hành vi nhận thức cho trẻ em để giúp trẻ giải quyết tốt hơn các tác động tiêu cực của việc tiếp xúc với chì cũng đóng góp đáng kể vào việc giảm ảnh hưởng của chì đối với trẻ em.

Bên cạnh đó, các chính phủ cần liên tục tiến hành các chiến dịch truyền thông về sự nguy hiểm và nguồn phơi nhiễm chì cho phụ huynh, nhà trường, lãnh đạo cộng đồng và nhân viên y tế, đồng thời tiến hành xây dựng, thực thi các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn để sản xuất và tái chế pin axit chì và chất thải điện tử, và thực thi các quy định chất lượng môi trường và không khí cho các hoạt động nấu chảy.

Ngoài ra, báo cáo khuyến khích các phản ứng toàn cầu cũng như khu vực, bao gồm thành lập các đơn vị đo lường tiêu chuẩn toàn cầu để xác minh hậu quả của ô nhiễm đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường và kinh tế địa phương; xây dựng một cơ quan đăng ký quốc tế về các kết quả ẩn danh của các nghiên cứu về mức độ chì trong máu; và tạo ra các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc tế xung quanh việc tái chế và vận chuyển pin axit chì đã qua sử dụng.

Theo ông Fuller, đây là sự đầu tư mang lại lợi ích lớn: sức khỏe được cải thiện, năng suất tăng, IQ cao hơn, ít bạo lực hơn và tương lai tươi sáng hơn cho hàng triệu trẻ em trên khắp hành tinh.

Covid-19 làm trầm trọng cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em, nới rộng bất bình đẳng giới trong thu nhập

Covid-19 làm trầm trọng cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em, nới rộng bất bình đẳng giới trong thu nhập​​​​​​​

TGVN. Đại dịch Covid-19 đang khiến cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em trên toàn cầu lâm vào tình trạng tồi tệ hơn cũng như có ...

Khuyến cáo của Bộ Y tế: Tăng cường theo dõi, phát hiện, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong do bệnh chân tay miệng

Khuyến cáo của Bộ Y tế: Tăng cường theo dõi, phát hiện, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong do bệnh chân tay miệng

TGVN. Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay-chân-miệng ...

Bế mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên  hợp quốc

Bế mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

TGVN. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai làm Trưởng đoàn đã tham dự, phát biểu tại 9 phiên, tích cực tham gia ...