Cuộc chiến nguy hiểm hơn xung đột Nga-Ukraine đã được châm ngòi. (Nguồn: Bangkokpost) |
Vào ngày thứ 13 kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ đã tuyên bố cấm vận đối với khí đốt và dầu mỏ của nước này, theo sau là Anh, trong khi Liên minh châu Âu (EU) còn đang chia rẽ. Động thái này đang châm ngòi cho một cuộc chiến khác có thể khiến cả thế giới bị cuốn vào.
Đòn tấn công trực diện vào kinh tế Nga
Phân tích về hệ quả của những biện pháp cấm vận này, nhật báo Pháp Libération cho rằng, quyết định của Tổng thống Joe Biden nhằm cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vào Mỹ báo trước một cú sốc năng lượng toàn cầu.
Đồng nghĩa với quyết định này, một cuộc chiến mới đã được tuyên bố, hoặc ít nhất là cuộc chiến mà châu Âu và Mỹ có thể đã khởi động chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin mà không cần gửi quân đến Ukraine. Tuy nhiên, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với dự kiến.
Đối mặt với cái giá phải trả là những lần sơ tán của người dân Ukraine và các lệnh trừng phạt quốc tế chưa từng có có thể đẩy lùi kinh tế nước Nga nhiều năm.
Tuy nhiên, ở phía bên kia, hậu quả kinh tế của cuộc chiến đối với người tiêu dùng châu Âu hoặc Mỹ chắc chắn cũng là tương lai xấu dù nhìn thấy được mà khó tránh khỏi.
Những rủi ro này đang trở thành hiện thực và thậm chí có nguy cơ gia tăng đáng kể sau quyết định ngày 8/3 của phương Tây về việc tấn công ít nhiều trực diện vào "lá phổi" của kinh tế Nga, đó là hoạt động xuất khẩu khí đốt và dầu lửa của nước này.
Quyết định quyết liệt nhất, nhưng cũng dễ dàng nhất, đến từ Nhà Trắng, nơi Tổng thống Joe Biden ban hành lệnh cấm vận toàn bộ đối với hàng nhập khẩu là dầu thô và khí đốt của Nga vào Mỹ. Thông qua động thái này, ông Biden đã biến chính đòn bẩy của sự kìm kẹp kinh tế Nga đối với thế giới thành vũ khí chống lại Moscow.
Tất nhiên, Tổng thống Biden đã lường trước những tác động kinh tế và chính trị gai góc gây ra bởi quyết định này. Tuy nhiên, đối với Mỹ, những thách thức về nguồn cung năng lượng có thể sẽ ít hơn nhiều phần còn lại của thế giới.
Dù năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 672.000 thùng dầu và các sản phẩm hóa dầu từ Nga/ngày, chiếm khoảng 8% lượng nhập khẩu của Mỹ, theo số liệu từ Cơ quan năng lượng Mỹ.
Nhưng về dài hạn nền kinh tế số 1 thế giới có đủ năng lực tự chủ về năng lượng, như nước này đã từng là nhà xuất khẩu ròng hydrocarbon vào năm 2020.
Trong một thị trường toàn cầu hóa, giá xăng nội địa có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những người tiêu dùng Mỹ vốn có cầu tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, "để bảo vệ tự do, chúng ta cũng sẽ phải trả một cái giá", Tổng thống Joe Biden đã trấn an dư luận Mỹ như vậy và đề nghị họ chấp nhận điều này.
Thậm chí ông cho rằng, cú sốc năng lượng toàn cầu sẽ dẫn đến việc đẩy nhanh các chính sách ủng hộ sự độc lập về năng lượng của các nền dân chủ và quá trình chuyển đổi của họ sẽ theo hướng sử dụng nhiên liệu sạch hơn.
"Tác dụng phụ" của vũ khí hydrocarbon
Tuy nhiên, ở phía bên kia Đại Tây Dương, nơi nguồn cung năng lượng phần lớn phụ thuộc vào Nga, thì đây là một thực tế rất khó khăn, mặc dù mức độ ảnh hưởng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia.
Chẳng hạn, ngay sau tuyên bố của đồng minh Mỹ, Vương quốc Anh cũng đã thông báo sẽ ngừng nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay.
Bộ trưởng Năng lượng Anh Greg Hands cho biết: "Quá trình chuyển đổi này sẽ cho thị trường, doanh nghiệp và chuỗi cung ứng có đủ thời gian để thay thế hàng nhập khẩu của Nga, vốn chiếm 8% nhu cầu của Vương quốc Anh".
Về phía Liên minh châu Âu, một lệnh cấm vận là điều không muốn, một số quốc gia trong đó có Đức thậm chí đã phản đối điều này. Tuy vậy, Ủy ban châu Âu cũng đã tiết lộ kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào EU trong năm nay, một tham vọng từng được cho là "không tưởng" cách đây một tháng.
"Chúng ta phải trở nên độc lập với dầu mỏ, than đá và khí đốt của Nga. Đơn giản là chúng ta không thể tin tưởng vào một nhà cung cấp đang đe dọa chúng ta", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tuyên bố như vậy.
Sau khi loại bỏ các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, phong tỏa dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Nga (BoR), hạn chế hoạt động hàng không, tịch thu tài sản của hàng trăm nhà tài phiệt, cấm vận xuất khẩu linh kiện điện tử hoặc hàng không, hay thậm chí là cấm các phương tiện truyền thông chính thức RT và Sputnik hoạt động trong EU, cuộc tấn công của phương Tây nhằm vào khí đốt và dầu mỏ đánh dấu sự leo thang rõ ràng trong các đòn trả đũa áp đặt đối với Nga.
Tuy nhiên, trong động thái mới nhất này của phương Tây, đây là lần đầu tiên sau hai tuần, các thành viên EU bị chia rẽ về quyết định này. Trong trường hợp thiếu sự thống nhất, không có hành động phối hợp, đặc biệt là nhằm giảm tiêu thụ và nhu cầu năng lượng, thì một số chuyên gia lo ngại rằng, vũ khí hydrocarbon sẽ trở thành con dao hai lưỡi.
Trước hết, người châu Âu sẽ phải đối mặt với thách thức kép về nguồn cung và sự bùng nổ của giá cả trong ngắn hạn và trung hạn, trong bối cảnh lạm phát vốn đã cực kỳ nghiêm trọng.
Ngày 7/3, Phó Thủ tướng Nga phụ trách Năng lượng Alexandre Novak đã đe dọa về khả năng ngừng cung cấp khí đốt cho EU và cho rằng "việc từ chối mua dầu của Nga" có nguy cơ đẩy giá dầu lên trên ngưỡng 300 USD/thùng.
| Tăng trưởng xanh khó nhưng chắc Đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới và mỗi quốc gia đứng trước những thách thức chưa từng có. Nhưng chính tác động cộng hưởng ... |
| Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 3/2022? Rục rịch tăng từ tháng 1/2022, nhưng đặc biệt kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh ... |