Các sản phẩm protein của Nature’s Fynd được tạo ra từ loại nấm lên men trong các con suối tại vườn quốc gia Yellowstone ở Mỹ. (Nguồn: Nikkei Asia) |
Hồi đầu tháng Bảy, chi nhánh đầu tư doanh nghiệp của Ban Phát triển Kinh tế Singapore (EDBI) đã đầu tư vào Nature’s Fynd.
Tập đoàn sản xuất protein này của Mỹ đã huy động được 350 triệu USD từ SoftBank Vision Fund, nâng tổng số tiền kêu gọi tài trợ của công ty lên hơn 500 triệu USD.
Ngoài EDBI, các đối tác chiến lược như Blackstone, Balyasny Asset Management, Hillhouse Investment, SK Inc và Hongkou cũng tham gia đầu tư vào công ty này.
Đồng thời, những nhân vật nổi tiếng như Gates, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, cùng cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore cũng là những nhà đầu tư tiềm năng.
Các sản phẩm protein của Nature’s Fynd được tạo ra từ loại nấm lên men được phát hiện lần đầu tiên ở các con suối tại vườn quốc gia Yellowstone ở Mỹ.
Khác với các sản phẩm protein có nguồn gốc từ thực vật được làm từ các thành phần như hạt đậu và đậu nành, protein của hãng Nature’s Fynd dựa trên tế bào được sản xuất từ tế bào động vật được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, Nature’s Fynd không phải là công ty đầu tiên sản xuất protein thông qua quá trình lên men. Công ty nổi tiếng nhất sử dụng quy trình này là thương hiệu Quorn của Anh, hiện thuộc sở hữu của Monde Nissin, chuyên ngâm nấm trong môi trường nuôi cấy lỏng.
Phương pháp của Nature’s Fynd khác biệt ở chỗ các sản phẩm của hãng được tạo ra bằng cách lên men nấm trong các khay nước có tính axit kèm đường và nitơ, mất khoảng ba ngày để tạo ra một chuỗi protein.
Bên cạnh Singapore, Nature’s Fynd đã nhắm đến các thị trường lớn nhất ở châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Nhà sáng lập Jonas cho biết, công ty đang nỗ lực để được chính quyền Trung Quốc và Hong Kong chấp thuận trong vòng 18 đến 24 tháng tới.
CEO Jonas nhận định, chìa khóa để mở rộng thị trường ở châu Á là điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với nền ẩm thực của từng quốc gia.
Cụ thể, ở Trung Quốc, Nature’s Fynd có thể xem xét việc phát triển các món ăn như dimsum hoặc bánh bao thịt lợn. Còn tại Ấn Độ, tập đoàn này muốn tập trung vào sản xuất phô mai tươi hoặc các sản phẩm từ sữa.
Kế hoạch trong tương lai gần của Nature’s Fynd là mở nhà máy ở các thành phố trên thế giới, thay vì xuất khẩu thành phẩm cho các nhà bán lẻ.
Bằng cách đó, họ có thể giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với khẩu vị của từng quốc gia.