Nhỏ Bình thường Lớn

“Nhà từ thiện” lặng lẽ

Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang góp phần “làm màu mỡ nhiều mảnh đất cằn cỗi khắp châu Phi” thông qua các hình thức viện trợ. Tuy nhiên, không nhiều người châu Phi hiểu được điều này.
TIN LIÊN QUAN
nha tu thien lang le 2,82 triệu USD giúp cải thiện dinh dưỡng trẻ em Việt Nam
nha tu thien lang le Nếu chiến thắng, ông Trump cũng không thể thay đổi chính sách tại châu Á

“Cho” đâu dễ

Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản tìm cách tăng cường vị thế toàn cầu của mình. Châu Phi là nơi mà ông Abe có nhiều kỳ vọng. Những dấu hiệu cho thấy sự xoay trục của Tokyo sang châu Phi thể hiện qua chuyến thăm Kenya hồi tháng 8/2016 của Thủ tướng Abe để tham dự Hội nghị Phát triển châu Phi (TICAD) lần thứ 6 do Nhật Bản tổ chức (lần đầu tiên ở nước ngoài) với 54 quốc gia châu Phi và một số tổ chức quốc tế. Tại Hội nghị, ông Abe cam kết Nhật Bản đầu tư hơn 30 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng khắp khu vực. Đây là cam kết lớn nhất trong lịch sử các kỳ họp của TICAD.

Nhiều năm qua, chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại châu Phi xoay quanh các dự án hỗ trợ phát triển - một hình thức sử dụng sức mạnh mềm của nước này. Tuy nhiên, áp lực kinh tế trong nước cùng với sự cạnh tranh của các đối thủ lớn trên trường quốc tế khiến quá trình triển khai những dự án có sự hỗ trợ của Nhật Bản tại lục địa đen gặp nhiều khó khăn.

nha tu thien lang le
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) bắt tay Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Idriss Deby tại TICAD tổ chức ở Kenya ngày 27/8.

Cụ thể, đối thủ lớn nhất của Nhật Bản tại châu Phi là Trung Quốc, trong thập kỷ qua, đã cam kết hàng chục tỷ USD cho các nước châu Phi trên nhiều lĩnh vực. Ấn Độ, một cường quốc khác ở châu Á cũng đang “vươn mình” tới châu Phi. Năm 2010, New Delhi đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ - châu Phi và đến năm 2014 đã có một số dự án đầu tư lớn vào khu vực này.

Cơn mưa viện trợ phát triển từ các cường quốc dường như đã làm màu mỡ nhiều mảnh đất cằn cỗi khắp châu Phi. Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta chia sẻ tại Hội nghị TICAD lần thứ 6 rằng: “Cảnh quan toàn khu vực đang thay đổi nhanh chóng. Lục địa khổng lồ này đang di chuyển, tạo ra sự chấn động trên toàn thế giới”.

Đổi lại, châu Phi - một thị trường tăng trưởng tiềm năng của thế giới cũng giúp các nước viện trợ có nhiều cơ hội. Đối với Nhật Bản, sự phát triển của châu Phi có ý nghĩa quan trọng cho sự phục hồi kinh tế. Xứ sở Mặt trời mọc còn có nhiều lợi ích về chính trị, an ninh. Hiện có khoảng 270 binh sỹ trong Lực lượng phòng vệ  Nhật Bản (SDF) tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Nhật Bản còn muốn mở rộng mạng lưới ngoại giao thông qua kế hoạch thành lập cơ quan ngoại giao và bổ nhiệm Đại sứ tại Liên minh châu Phi (AU), có trụ sở tại Ethiopia cũng như thành lập thêm hai Đại sứ quán tại khu vực này, nâng tổng số Đại sứ quán của Nhật Bản tại châu Phi lên 36.

Cần gắn với hình ảnh quốc gia

Những con số đã chứng minh thiện chí của Nhật Bản tại châu Phi. Tuy nhiên, nỗ lực từ các dự án hỗ trợ phát triển có thực sự mang lại hiệu quả, nâng cao nhận thức của người dân châu Phi về Nhật Bản lại là một thách thức đối với chính quyền của Thủ tướng Abe.

Giáo sư Matthew S. Winters, Đại học Illinois (Mỹ), đã tiến hành một cuộc khảo sát với 1.104 người Uganda sống ở 8 cộng đồng khác nhau về nhận thức đối với các dự án hỗ trợ phát triển của  Nhật Bản và Mỹ. 2/3 số người được hỏi biết về các dự án của Nhật Bản tại địa phương, song chỉ có 10% có thể kể chính xác tên các dự án. Nhiều người còn cho rằng Chính phủ Uganda chi tiền cho các dự án. Ba năm qua, Tokyo đã tích cực hỗ trợ Uganda xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua chương trình viện trợ không hoàn lại GGP (Grant Assistance for Grass roots and Human Security Projects). Mỗi dự án có sự tài trợ từ GGP của Nhật Bản đều treo cờ Nhật và một tấm bảng nêu rõ việc cung cấp tín dụng của Nhật Bản cho dự án. Các Đại sứ hay cán bộ Đại sứ quán đều tham dự lễ khởi công mỗi dự án và coi đây là biểu tượng ngoại giao công chúng của Nhật Bản tại Uganda.

Trong một khảo sát tương tự ở Bangladesh về hệ thống cơ sở y tế được nước ngoài tài trợ, chỉ 20% số người được hỏi cho biết họ biết các dự án đầu tư của Mỹ hay Nhật Bản. Nhiều quan chức Nhật tỏ ra thất vọng vì điều này và hoài nghi về hiệu quả của công cụ ngoại giao mềm - ODA hay GGP mang lại. Tuy nhiên, vẫn có tín hiệu khả quan khi 85% người Uganda được hỏi nói rằng họ cảm kích trước sự hỗ trợ của Nhật Bản, con số này tương đương với Mỹ và cao hơn Trung Quốc với 79%. Đa phần người dân đánh giá các dự án hỗ trợ của Nhật Bản có chất lượng tốt và thiết thực trong cuộc sống.

Như vậy, dù khá “mạnh tay” trong các cam kết hỗ trợ nhưng Chính phủ Nhật Bản cần kết hợp tốt giữa việc triển khai dự án và xây dựng thương hiệu quốc gia, tác động tới nhận thức của  người dân nước tiếp nhận. Có lẽ, mọi nỗ lực sẽ trở thành uổng phí nếu như chỉ số ít người dân châu Phi biết về những gì mà các nhà tài trợ hào phóng từ Tokyo đang làm.

nha tu thien lang le Nếu bà Clinton thắng cử, Thủ tướng Nhật có thể thăm Mỹ

Trong trường hợp ứng cử viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng, Tokyo sẽ khá thận trọng trong việc dàn xếp cuộc ...

nha tu thien lang le Myanmar ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản

Từ ngày 1-5/11, bà Aung San Suu Kyi - Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar có ...

nha tu thien lang le LDP thống nhất thông qua tuyên bố kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch đảng

Tại cuộc họp vào ngày 26/10, đảng Dân chủ tự cho (LDP) của Nhật Bản đã quyết định vai trò Chủ tịch đảng hiện hành sẽ được ...

Phạm Hằng (tổng hợp)

Tin cũ hơn