Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Đại Nội Huế, thưởng thức Nhã nhạc

Sáng nay (4/3), Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã đến thăm Đại Nội Huế và nghe Nhã nhạc cung đình Huế tại Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha vua va hoang hau nhat ban tham dai noi hue thuong thuc nha nhac Một dấu mốc lịch sử, một biểu tượng hết sức có ý nghĩa
nha vua va hoang hau nhat ban tham dai noi hue thuong thuc nha nhac Tổng Bí thư và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, đúng 10h10 sáng 4/3, Nhà vua Nhật Bản Akihito cùng Hoàng hậu đến thăm Đại Nội Huế và nghe Nhã nhạc cung đình Huế tại Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường.

Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu xuống xe trong sự chào đón nồng nhiệt của chính quyền và người dân địa phương.

Sau khi tiếp kiến tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế, Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu cùng thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế - một loại hình âm nhạc có nét tương đồng với nhã nhạc cung đình của Nhật Bản.

nha vua va hoang hau nhat ban tham dai noi hue thuong thuc nha nhac

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Đại Nội Huế. (Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải)

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến nước ta, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm của các triều đại nhà Nguyễn. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Theo các sử liệu, Nhã nhạc cung đình Nhật Bản có giao lưu và những nét tương đồng với Nhã nhạc cung đình Huế từ thế kỷ thứ 8. Nhã nhạc của Nhật Bản bắt đầu phát triển từ thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên, là sự kết hợp của các làn điệu và bài hát Nhật Bản cũng như từ các nước khác.

Ngày nay, Nhã nhạc Nhật Bản thường được biểu diễn tại Hoàng cung, nhân một số sự kiện quan trọng của Hoàng gia Nhật như Quốc yến, tiệc ngoài trời tại Vườn thượng uyển vào mùa Xuân và mùa Thu.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: “Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đặc biệt yêu quý di sản. Năm 2007, chúng tôi đã đưa một đoàn nhã nhạc đi cùng với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào biểu diễn ngay trong Hoàng cung tại Tokyo, Nhà vua và Hoàng hậu đặc biệt yêu thích và Ngài cũng biết rất rõ Nhã nhạc của Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8 đã có một nhà sư Việt Nam qua Nhật Bản truyền bá Nhã nhạc này. Việc Nhà vua Nhật Bản lựa chọn đi thăm Hoàng cung Huế là vinh dự rất lớn đối với chúng ta. Thông qua chuyến đi này, Ngài thấy rõ hơn về một di sản đặc sắc, rất phong phú của người Việt Nam đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới”.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản hơn 20 năm, thời gian gần đây, mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế với Nhật Bản tiếp tục phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như: phòng chống thiên tai; bảo tồn các di sản; giao thông; cấp nước; giáo dục, y tế… Hiện nay, Nhật Bản là nhà tài trợ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn ở Thừa Thiên - Huế, trong đó có 6 dự án lớn với chi phí hơn 507,5 triệu USD.

Mới đây, dự án “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế” giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư hơn 24 tỉ Yên Nhật, do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho thành phố Huế bằng nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản. Dự án đã góp phần cải thiện môi trường sống cho  người dân trong thành phố và các vùng lân cận; giúp giảm ngập lụt trong mùa lũ, bảo vệ các di sản, nâng cao hệ thống cấp thoát nước tại thành phố Huế.

Trong suốt 20 năm qua Chính phủ Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên - Huế trong việc bảo tồn, phục dựng các công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm của kinh thành Huế thông qua các tổ chức như Viện nghiên cứu Di sản thế giới UNESCO - Đại học Waseda, Đại học Nữ Chiêu Hòa, Đại học Kyoto - Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ tổng kinh phí  gần 4,5 triệu USD trùng tu các di tích như: Ngọ Môn - Đại Nội Huế; trùng tu di tích Hữu Tùng Tự - lăng Minh Mạng; Dự án Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc; Lập Hồ sơ quốc gia ứng cử Nhã Nhạc là Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của Nhân loại…

Trong chuyến thăm Huế, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử và tham quan các danh thắng ở Cô đô Huế; gặp gỡ các nhân viên tình nguyện của JICA đang hoạt động, làm việc trên các lĩnh vực văn hóa xã hội ở Thừa Thiên Huế...

Chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tại tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ thể hiện tình cảm cá nhân của Nhà vua đối với Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất.

Chiều nay, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu đến thăm Nhà lưu niệm Phan Bội Châu, tại phường Trường An, thành phố Huế.

nha vua va hoang hau nhat ban tham dai noi hue thuong thuc nha nhac Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản rời Hà Nội đi thăm thành phố Huế

Chiều 3/3, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã tới nơi ở của Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu, trân ...

nha vua va hoang hau nhat ban tham dai noi hue thuong thuc nha nhac Saga Nishiki - Món quà đặc biệt của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Trong chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Việt Nam, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật tặng Phu nhân Chủ tịch nước chiếc túi ...

nha vua va hoang hau nhat ban tham dai noi hue thuong thuc nha nhac Nhật hoàng Akihito dự Tiệc trà cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 3/3, trong ngày cuối cùng tại Hà Nội, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu đã tham dự Tiệc trà do Tổng Bí thư Nguyễn ...

(theo Lê Hiếu-Hoài Nam/VOV.VN)

Đọc thêm

Việt Nam là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực

Việt Nam là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực

Ngày 2/5, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Nguyễn Việt Dũng tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm ông Korhan Kemik làm Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ...
Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà bày tỏ cảm ơn chính phủ Australia đã tài trợ và hỗ trợ Việt Nam tổ chức các khóa học về xây dựng thị ...
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Tuyển chọn HLV đội tuyển Việt Nam: Những ưu thế đặc biệt của HLV Kim Sang Sik

Tuyển chọn HLV đội tuyển Việt Nam: Những ưu thế đặc biệt của HLV Kim Sang Sik

Ngoài việc được HLV Park Hang Seo giới thiệu, ông Kim Sang Sik cũng có những ưu thế so với các ứng viên đảm đương vị trí dẫn dắt tuyển ...
Giá iPhone 11 giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 11 giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Sau nhiều đợt điều chỉnh, giá iPhone 11 hiện đang ở mức thấp nhất lịch sử kể từ khi ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Báo chí Ai Cập đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Báo chí Ai Cập đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva, nhiều trang báo của Ai Cập đã đăng bài viết của Bộ trưởng Bùi ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động