Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế

Xuân Sơn
Trải qua hơn 1.000 năm phát triển, Nhã nhạc cung đình Huế trở thành biểu tượng di sản văn hóa trường tồn không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của cả nhân loại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế trở thành minh chứng sống động cho nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam. (Nguồn: MIA.vn)

Hồn cốt nền văn hóa dân tộc

Nhã nhạc cung đình Huế xuất hiện vào những năm đầu của triều Lý (1010-1225) và được sử dụng trong những dịp lễ như Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu… Song phải đến thời Nguyễn (1802-1945), loại hình âm nhạc này mới thực sự phát triển rực rỡ, nhất là từ nửa đầu thế kỷ XIX.

Lúc này, khi vừa lập nghiệp ở phương Nam, triều đình vua Gia Long đã sớm biết sử dụng nghệ thuật để chăm sóc đời sống tinh thần. Đây cũng là lúc cái tên Nhã Nhạc gắn liền với cung đình Huế và phát triển theo quy phạm đúng chuẩn của nhà nước quân chủ.

Sở dĩ coi Nhã nhạc là biểu tượng cho sự hưng thịnh của các triều đại phong kiến là bởi lời ca, tiếng hát tao nhã và hình thức biểu diễn quý phái đã cùng hội tụ và khắc họa nên nét tôn nghiêm của buổi lễ, cũng như vẻ bề thế của quý tộc triều đình.

Sau khi triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta chính thức cáo chung vào năm 1945, Nhã nhạc cung đình Huế đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Song nhân dân ta, cùng cộng đồng quốc tế đã không ngừng nỗ lực bảo tồn nét đẹp văn hóa xứ Huế.

Qua đó, mặc cho năm tháng thoi đưa với nhiều thăng trầm, Nhã nhạc cung đình Huế vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên những gì đặc sắc, nhã nhặn và cung cách nhất như những ngày đầu tiên.

Vươn tầm quốc tế

Ngày 7/11/2003, UNESCO chính thức vinh danh Nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, đây đồng thời cũng là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận.

Khác với ca trù phát sinh từ dân gian rồi vào cung đình, Nhã nhạc có quá trình hình thành, lan tỏa ngược lại và được UNESCO đánh giá là loại hình âm nhạc duy nhất đạt tới tầm vóc quốc gia trong các thể loại nhạc cổ truyền. Đây không chỉ là niềm vinh dự to lớn của dân tộc Việt Nam, mà còn mở ra triển vọng sáng cho lĩnh vực du lịch của thành phố Huế cổ kính.

Không chỉ giành được sự ghi nhận của tổ chức quốc tế, Nhã nhạc còn được giới thiệu tới công chúng tại nhiều quốc gia trong những chuyến lưu diễn của đoàn nghệ sĩ Việt Nam, qua đó khơi gợi sự quan tâm của người dân thế giới đối với nét đẹp văn hóa di sản nước nhà.

Năm 1995, nhạc sĩ Tôn Thất Tiết dẫn đầu Câu lạc bộ Phú Xuân và nhóm Ca Trù Hà Nội sang biểu diễn lần đầu tại Pháp và Thụy Sỹ theo lời mời của nhà Văn hóa Thế giới Pháp. Đến năm 2004, theo lời mời của UNESCO, đoàn nghệ sĩ Nhã nhạc bắt đầu chuyến lưu diễn kéo dài 2 tuần tại các thành phố Montreuil, Arras, Lyon, Marseille (Pháp), Munich, Aachen (Đức) và Brussels (Bỉ).

Đoàn cũng có buổi biểu diễn tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris, cũng chính dịp này, UNESCO đã trao cho đại diện Việt Nam giấy chứng nhận Nhã nhạc là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Bên cạnh đó, Nhã nhạc còn là cầu nối ngoại giao văn hóa quan trọng, được lồng ghép trong khuôn khổ trao đổi đoàn cấp cao giữa các nước. Đặc biệt, Nhã nhạc có vinh dự được hai lần biểu diễn cho Nhà Vua Nhật Bản.

Lần đầu tiên diễn ra vào năm 2007, tháp tùng theo đoàn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Nhật Bản, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế được mời vào Hoàng cung Nhật để biểu diễn cho Nhật hoàng Akihito thưởng thức. Sau buổi biểu diễn, Nhật hoàng đã đích thân bắt tay từng nhạc công và nói lời cảm ơn.

Đến năm 2017, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, Nhà vua Nhật Bản đã đến thăm Cố đô Huế và có lần thứ hai thưởng thức Nhã nhạc.

Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế
Nhân chuyến công du Việt Nam năm 2017, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tới thăm Cố đô Huế và lần thứ hai thưởng thức Nhã nhạc. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

Dấu mốc đáng nhớ

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới. Do đó, Thừa Thiên Huế đã tổ chức Festival Huế diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 16-18/6). Cũng trong dịp này, tỉnh nhà ra mắt Quỹ bảo tồn di sản Huế nhằm bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá Huế theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước.

Theo NSND. Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, trong suốt thời gian qua, nhà hát rất coi trọng công tác nghiên cứu, lưu giữ lại hệ thống dữ liệu về Nhã nhạc và các bộ môn nghệ thuật cung đình để thế hệ sau này không phải cất công đi tìm.

Những tiết mục kinh điển, vốn là biểu tượng của Nhã nhạc luôn được nhà hát nỗ lực bảo tồn nguyên bản, chẳng hạn như Tam luân cửu chuyển, 10 bản ngự, Phú lục địch, Nam ai Nam bằng. Nhã nhạc cũng là linh hồn để thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa xứ Huế.

Bàn về định hướng bảo tồn và phát huy nét đẹp Nhã nhạc trong thời gian tới, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, chúng ta không chỉ quan tâm đầu tư cho môi trường diễn xướng, mà còn cần để ý đến công tác đào tạo, nhằm tạo ra đội ngũ kế thừa và nâng cao trình độ của các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhã nhạc để họ đạt đến trình độ mà ông cha ta từng có.

Các bộ, ngành cần có những cơ chế, chính sách bồi dưỡng tài năng, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế để đưa Nhã nhạc vươn tầm thế giới, có cơ hội diễn xướng tại nhiều quốc gia.

Có thể nói, hành trình 20 năm di sản thế giới của Nhã nhạc thực sự là niềm tự hào to lớn của nhân dân Thừa Thiên Huế, nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, là minh chứng sinh động khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với công nghệ 3D Mapping: Diện mạo hoàn toàn mới của di sản văn hóa

Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với công nghệ 3D Mapping: Diện mạo hoàn toàn mới của di sản văn hóa

Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám hứa hẹn là nơi hội tụ của những câu chuyện di sản hấp dẫn, ...

Di sản văn hóa - động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững

Di sản văn hóa - động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững

Tối ngày 6/11, tại trụ sở của UNESCO ở thủ đô Paris (Pháp), Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO và Ủy ban ...

Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam' năm 2023

Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam' năm 2023

Chương trình Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 do Ban Quản lý Làng Văn hóa ...

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027

Đây là lần thứ 2 Việt Nam đảm nhận vai trò tại cơ quan điều hành then chốt nhất về văn hóa của tổ chức ...

Gìn giữ và phát huy 'mỏ vàng' di sản văn hóa Việt Nam

Gìn giữ và phát huy 'mỏ vàng' di sản văn hóa Việt Nam

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng đất nước ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Praga Bohema là mẫu siêu xe thể thao đặc biệt được chế tác thủ công tỉ mỉ với số lượng giới hạn chỉ 20 chiếc và có giá bán lên ...
BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

Xe thể thao điện Denza (thương hiệu con của BYD) dự kiến được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025 với mức giá khoảng 300.000 Nhân dân ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Với kiến trúc độc đáo, pha trộn 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp, Dinh thự Vua Mèo là điểm đến được yêu thích tại Hà Giang.
Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Khắp các tuyến phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Nhà Thờ… tấp nập người qua lại để chụp ảnh, sắm sửa những món quà Giáng sinh lung linh rực rỡ.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Phiên bản di động