Những con đường tìm về bản sắc Việt (Kỳ 5):

Tự hào đưa âm nhạc dân tộc ra thế giới

TRỌNG VŨ
Người sáng lập dàn nhạc dân tộc mang tên Sức Sống Mới, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh luôn mang theo khát khao rằng, cần phải cho thế giới biết về những ưu việt của văn hóa Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đồng Quang Vinh quan niệm âm nhạc không có biên giới nên không ngại bất cứ sự kết nối nào cả...

Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.

Theo đuổi dòng âm nhạc cổ điển và dân tộc, đâu là lý do anh lựa chọn con đường sự nghiệp với nhiều khó khăn và kén người nghe này?

Đây không phải là lựa chọn mà là con đường tôi đã được vạch sẵn và quyết định có tiếp tục đi theo hay không.

Tôi sinh ra trong gia đình chuyên về âm nhạc dân tộc. Ngay từ nhỏ, trong nhà tôi lúc nào cũng tràn ngập tiếng đàn T’rưng, đàn Tranh của mẹ, tiếng cắt gọt và chế tác nhạc cụ bằng tre nứa của bố.

Lớn lên, tôi càng yêu âm nhạc dân tộc và học thêm cả về âm nhạc giao hưởng – những thể loại với khán giả không nghiên cứu về nó thì có thể cho là khó tiếp cận và kén người nghe. Tuy nhiên, tôi thì không thấy thế, bởi khi hiểu về nó, tôi cảm thấy rất hay. Những người bạn, đồng nghiệp và khán giả của tôi đều rất yêu thích nó.

Tôi luôn có một niềm tin là khi bạn hiểu về nó thì bạn sẽ không thấy khó khăn. Giống như khi thầm yêu trộm nhớ một người phụ nữ chẳng hạn (cười), chúng ta sẽ tìm mọi cách để vượt nghìn dặm đường xa, thậm chí có thể trèo tường… để chinh phục trái tim của cô ấy.

Với tôi, âm nhạc dân tộc hay nhạc hàn lâm cũng như một “người phụ nữ” mà tôi thầm yêu, như “người vợ thứ hai” của tôi… Bên cạnh việc bố mẹ đã định hướng, là người Việt Nam, tôi rất tự hào về dòng máu dân tộc cùng lịch sử, văn hóa của mình. Tôi thấy rất tuyệt vời vì với 54 dân tộc anh em, nền văn hóa của chúng ta rất đa dạng và cần cho thế giới biết đến nhiều hơn. Âm nhạc Việt Nam đáng lẽ phải có trên bản đồ thế giới từ lâu cùng với Nhật, Hàn Quốc, Scotland, Mỹ… nhưng rất tiếc chúng ta chưa có thương hiệu về âm nhạc.

Cho nên, đây là công việc chúng ta cần phải làm thường xuyên, làm được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, dù có nhỏ thế nào cũng phải làm để nâng cao tầm hiểu biết, suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam và lòng tự hào của các bạn về âm nhạc dân tộc. Để mỗi khi bước chân ra thế giới, họ phải tự hào khi hát những câu ca dân gian hay chơi nhạc cụ Việt Nam, mới có thể khiến khán giả thế giới ngưỡng mộ và yêu thích âm nhạc của chúng ta.

Các nghệ sĩ trẻ thường lựa chọn những loại nhạc thịnh hành để phát triển sự nghiệp vì cho rằng sẽ dễ nổi tiếng và đông khán giả hâm mộ. Động lực nào khiến anh kiên trì với con đường riêng của mình?

Cá nhân tôi không nghĩ là các bạn chọn nhạc thịnh hành sẽ dễ phát triển sự nghiệp hay nổi tiếng. Dù các bạn chọn con đường nào thì bạn cũng phải xuất sắc mới có thể thành công, lựa chọn nhạc thịnh hành thì càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Bản thân tôi lựa chọn con đường để trở thành độc đáo. Tuy nhiên, tôi luôn mong có nhiều đồng nghiệp cùng bước với mình.

Theo tôi, không chỉ riêng nghệ sĩ mà bất kỳ ngành nghề gì cũng luôn cần bắt tay nhau, cùng đoàn kết và vượt qua mọi khó khăn. Với âm nhạc, giữa nghệ sĩ trường phái này và trường phái khác có thể kết hợp để cùng tôn nhau lên. Đây cũng là điều mà chúng tôi thường xuyên làm bởi mỗi lần như vậy thì khán giả được nhân đôi, lượng người hâm mộ cũng được nhân đôi.

Khi chúng tôi kết hợp với nhạc giao hưởng, những khán giả của dòng nhạc này sẽ đến nghe. Khi chúng tôi kết hợp với các nghệ sĩ như Tân Nhàn, Quang Thọ, Đen Vâu... những người hâm mộ của họ cũng đến xem và bắt đầu tìm hiểu về nhạc dân tộc. Đây chính là động lực rất lớn để chúng tôi tiếp tục chinh phục những khó khăn ở phía trước.

Có một minh chứng là người hâm mộ của chúng tôi hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Dù lao động nghệ thuật vất vả nhưng sự cổ vũ và yêu thích của khán giả là những phần thưởng vô giá mà chúng tôi không thể từ bỏ.

Tháng 10 vừa qua, dàn nhạc của anh đã có buổi biểu diễn thú vị cùng ban nhạc truyền thống Ryoma Quarte của Nhật Bản trong chương trình “Đêm nhạc vì trẻ em Việt Nam”. Sự kiện này đã mang lại cho nhóm những trải nghiệm gì?

Khi làm việc vói các nhóm nhạc nước ngoài, chúng tôi luôn học hỏi các bạn và ngược lại các bạn học hỏi mình. Tôi đã làm công việc này thường xuyên, bởi ngay từ khi còn bé, tôi đã theo dàn nhạc gia đình đi biểu diễn ở nhiều nước cũng như mời các nghệ sĩ quốc tế sang Việt Nam.

Việc kết hợp cùng các nghệ sĩ Nhật Bản là một cơ hội làm dày thêm kinh nghiệm phối hợp biểu diễn và ngày càng hoàn thiện, đồng thời giúp chúng tôi yêu thêm âm nhạc dân tộc mình cũng như âm nhạc truyền thống của các bạn.

Không chỉ có nghệ sĩ Việt Nam, dàn nhạc của anh còn có sự tham gia của các nghệ sĩ nước ngoài phải không?

Dàn nhạc chúng tôi hiện cố định có hai người nước ngoài là vợ tôi (người Trung Quốc) và một bè trưởng bộ gõ (người Mỹ). Thi thoảng, chúng tôi lại có những khách mời quốc tế biểu diễn cùng, từng có rất nhiều thành viên của Nhật Bản và Trung Quốc vì yêu thích nhạc cụ Việt Nam mà xin vào nhóm.

Trước đây, tôi còn lập cả một ban nhạc Nhật Bản chơi nhạc cụ Việt Nam vì họ rất yêu nhạc cụ tre nứa của chúng ta. Bởi vậy, dàn nhạc của chúng tôi linh hoạt theo thời gian, tuỳ thuộc vào lịch làm việc của các bạn tại Việt Nam và mong muốn được chơi nhạc cụ Việt Nam.

Dàn nhạc Sức Sống Mới biểu diễn giao lưu với ban nhạc truyền thống Nhật Bản Ryoma Quarte.  (Ảnh: Trọng Vũ)
Dàn nhạc Sức Sống Mới biểu diễn giao lưu với ban nhạc truyền thống Nhật Bản Ryoma Quarte. (Ảnh: Trọng Vũ)

Anh có kế hoạch phát triển dàn nhạc của mình trong tương lai?

Điểm mạnh của chúng tôi là hướng ra thế giới. Chúng tôi luôn quan niệm, âm nhạc không có biên giới nên không ngại bất cứ sự kết nối nào cả. Rất nhiều nghệ sĩ chỉ chơi trong một lĩnh vực của mình nhưng bên cạnh chơi tốt chuyên môn, chúng tôi còn rất mong được chơi các thể loại âm nhạc khác cũng như được kết nối nhiều hơn với các nghệ sĩ quốc tế. Bản thân tôi đã đi rất nhiều nước và học tập nhiều năm ở nước ngoài nên tôi luôn ngẩng cao đầu và tự hào về những yếu tố Việt Nam trong mình.

Có thể nói, Sức Sống Mới có thế mạnh về giao lưu quốc tế. Chúng tôi thường xuyên làm việc với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại các nước và sẽ tiếp tục mời các đồng nghiệp cùng biểu diễn nhằm đưa khán giả quốc tế đến với âm nhạc Việt Nam.

Chúng tôi sẽ biểu diễn thường xuyên hơn ở những nhà hát lớn, sân khấu có chất lượng nghệ thuật cao. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ ra các video clip thu âm những bản nhạc kinh điển thế giới được phối lại bằng âm nhạc dân tộc để phục vụ khán giả.

Đồng Quang Vinh sinh trưởng trong gia đình có truyền thống biểu diễn nhạc cụ dân tộc: bố là NSƯT Đồng Văn Minh - người chuyên chế tác nhạc cụ dân tộc từ tre nứa, mẹ là NSƯT Mai Lai - chủ nhiệm môn đàn tranh, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

Theo học sáo trúc từ năm chín tuổi (1993) tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, anh được cử đi học chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc dân tộc tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (2004) và tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc với thành tích xuất sắc (2013).

Đồng Quang Vinh vừa là người dàn dựng, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và dàn nhạc dân tộc, đồng thời là nghệ sĩ biểu diễn điêu luyện các loại nhạc cụ dân tộc, đại diện Việt Nam diễn tấu tại Festival Âm nhạc dân tộc quốc tế tại Trung Quốc, Pháp, cùng các nghệ sĩ tên tuổi của nền âm nhạc hàn lâm như Yosuke Yamashita (Nhật Bản)...

Sức Sống Mới tiền thân là dàn nhạc dân tộc Tre Việt do các thành viên gia đình NSƯT Đồng Văn Minh sáng lập từ năm 1993, từng biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Dàn nhạc dược vinh danh là dàn nhạc truyền cảm hứng nghệ thuật truyền thống tới công chúng Việt Nam và thế giới, đã kết hợp với Dàn nhạc dân tộc Thượng Hải và Dàn nhạc giao hưởng Thâm Quyến của Trung Quốc, dàn nhạc Ding Yi của Singapore, Dàn nhạc ngũ tấu kèn đồng Erd Socks của Đức, ca sĩ Anna Pardo của Bỉ...

Hòa nhạc VNSOxVYO: Family Concert – nơi chia sẻ niềm vui chơi nhạc cổ điển

Hòa nhạc VNSOxVYO: Family Concert – nơi chia sẻ niềm vui chơi nhạc cổ điển

Tiếp nối chuỗi hòa nhạc miễn phí vì cộng đồng, VNSOxVYO: Family Concert được tổ chức vào tối 6/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội ...

'Âm nhạc từ Vienna': Đưa âm nhạc đỉnh cao Áo tới Hà Nội

'Âm nhạc từ Vienna': Đưa âm nhạc đỉnh cao Áo tới Hà Nội

Ngày 26/11, nhân kỉ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo (1972-2022), Đại sứ quán Áo tại Hà ...

Cuộc thi Guitar quốc tế Berlin 2022: Tác phẩm của nhạc sĩ gốc Việt góp phần lan tỏa âm nhạc Việt Nam tại châu Âu

Cuộc thi Guitar quốc tế Berlin 2022: Tác phẩm của nhạc sĩ gốc Việt góp phần lan tỏa âm nhạc Việt Nam tại châu Âu

Tối 15/10, tại sân khấu biểu diễn ở Prinzenalle ở Berlin, vòng chung kết Cuộc thi Guitar quốc tế Berlin 2022 đã diễn ra với ...

Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Việt Nam khởi động chuỗi hòa nhạc cộng đồng

Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Việt Nam khởi động chuỗi hòa nhạc cộng đồng

Là dàn nhạc trẻ đa quốc tịch đầu tiên tại Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Việt Nam - Vietnam Youth Orchestra (VYO) chính ...

Ra mắt chiến dịch quảng bá du lịch thông qua âm nhạc truyền thống

Ra mắt chiến dịch quảng bá du lịch thông qua âm nhạc truyền thống

Ngày 30/8, Tổng cục Du lịch phối hợp cùng TikTok và Hiệp hội Du lịch Việt Nam ra mắt chiến dịch “Ngân nga Việt Nam” ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Ghi 2 bàn vào lưới Chelsea, Kai Havertz lập kỷ lục tại giải Ngoại hạng Anh

Ghi 2 bàn vào lưới Chelsea, Kai Havertz lập kỷ lục tại giải Ngoại hạng Anh

Kai Havertz làm nên lịch sử Ngoại hạng Anh với cú đúp bàn thắng cùng Arsenal 'đè bẹp' đội bóng cũ Chelsea 5-0, đưa Pháo thủ trở lại đầu bảng.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang ...
84 công trình xuất sắc được trao Giải Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

84 công trình xuất sắc được trao Giải Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

84 công trình nghiên cứu tiêu biểu đã ứng dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được trao giải Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 ...
Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối, hỗ trợ các địa phương tăng cường quan hệ với các đối tác ở Hoa Kỳ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động