Nhận diện di sản tín ngưỡng thờ Mẫu và “bài toán” sau vinh danh

“Cùng với việc được vinh danh là trách nhiệm đặt ra đối với Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này,” giáo sư Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam bày tỏ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan dien di san tin nguong tho mau va bai toan sau vinh danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
nhan dien di san tin nguong tho mau va bai toan sau vinh danh Độc đáo lễ Khánh tiệc Chúa Bà Năm Phương

Việc Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã khẳng định những giá trị to lớn của di sản này, đồng thời góp phần làm phong phú thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.

Sự khác biệt của đạo Mẫu

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.

nhan dien di san tin nguong tho mau va bai toan sau vinh danh

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: TTXVN)

Cụ thể, theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, tín ngưỡng thờ Mẫu coi tự nhiên là một người Mẹ và tôn thờ. Trong quá trình phát triển, tín ngưỡng này có những biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nào, tín ngưỡng này vẫn luôn hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn - những ước muốn vĩnh hằng của con người.

“Điều này tạo nên sự khác biệt của đạo Mẫu. Trong khi nhiều tôn giáo khác hướng đến việc cầu mong cuộc sống an nhàn ở hiện tại, sự siêu thoát sau khi chết hoặc sự phù hộ của linh hồn người đã khuất với người còn sống thì đạo Mẫu hướng đến cuộc sống hiện tại với nhu cầu thực tế, đời thường: phúc-lộc-thọ,” vị chuyên gia này phân tích.

Bên cạnh đó, Giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt cũng thể hiện rất rõ truyền thống uống nước nhớ nguồn, chủ nghĩa yêu nước được tâm linh hóa, ý thức về sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bình đẳng, gắn bó giữa các dân tộc.

Điều này được biểu hiện cụ thể qua hệ thống các vị thần trong điện thần Tam phủ (trong khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, có nhiều vị vốn là những nhân vật lịch sử, được thần linh hóa như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão…) và các Thánh Mẫu có nguồn gốc không chỉ là người Kinh mà còn thuộc các dân tộc thiểu số như người Tày, Nùng, Dao…

nhan dien di san tin nguong tho mau va bai toan sau vinh danh
Giáo sư Ngô Đức Thịnh. (Nguồn: TTXVN)

Hầu đồng là gì?

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho biết, nghi lễ chầu văn (hay còn gọi là hầu đồng) là nghi lễ chính, điển hình nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu. Thông qua nghi lễ này, con người gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng của mình.

“Tuy nhiên, hầu đồng từng bị cấm đoán khá nặng nề ở Việt Nam suốt một thời gian dài do không được hiểu đúng bản chất. Dư luận nhìn nghi lễ này qua bức màn huyền bí với thái độ đầy nghi hoặc (do những biến tướng xấu, theo hướng mê tín dị đoan nảy sinh trong quá trình thực hành),” ông Ngô Đức Thịnh cho hay.

Theo ông, hầu đồng thực chất là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp âm nhạc mang tính tâm linh (lời ca trau chuốt) với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm; từ đó, đưa con người vào trạng thái ngây ngất.

Những người thực hành tín ngưỡng tin rằng, hình thức này có thể giúp con người giao tiếp được với các đấng thần linh. Lúc này, các thanh đồng đóng vai trò trung gian giữa con người và thần linh.

Yêu cầu về sự thống nhất

Đứng ở góc độ khác, giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng, trên thực tế, tín ngưỡng thờ Mẫu chưa thực sự thoát khỏi tình trạng lệch chuẩn. Ông cho rằng, trên 50% số thanh đồng thiếu những hiểu biết chuẩn về hệ thống giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu.

“Thay vào đó, họ chỉ mải miết lên đồng với những sáng tạo lệch lạc như tự ý thay đổi trang phục, cách thức hát chầu văn... Còn với công chúng, hầu đồng (chứ không phải là những kiến thức chuẩn về tín ngưỡng thờ Mẫu) mới là thứ khiến họ tò mò, háo hức nhất,” giáo sư Ngô Đức Thịnh bày tỏ.

nhan dien di san tin nguong tho mau va bai toan sau vinh danh
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương). (Ảnh: TTXVN)

Bởi vậy, theo vị chuyên gia này, việc Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là một trong những cơ sở quan trọng để “lập lại trật tự” cho việc thực hành di sản (đặc biệt là với nghi lễ hầu đồng).

“Một nguyên lý quan trọng của việc bảo tồn di sản là phải dựa vào cộng đồng - chủ thể sáng tạo di sản. Các cơ quan quản lý văn hóa, nhà chuyên môn cần xây dựng chương trình phổ biến kiến thức về đạo Mẫu nói chung và hầu đồng nói riêng để cộng đồng có những tri thức, hiểu biết khoa học về di sản. Từ đó, người dân sẽ chủ động tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy, kế thừa và phát triển di sản một cách đúng đắn,” giáo sư Ngô Đức Thịnh nêu quan điểm.

Nhà nghiên cứu văn hóa này cho rằng, đây cũng là cách để hạn chế những biến tướng xấu nở rộ theo sự phổ biến ngày càng sâu rộng của việc thực hành di sản này sau khi được UNESCO vinh danh ở tầm thế giới.

Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất ý kiến, các cơ quan chức năng cần đặt ra những yêu cầu thống nhất về trang phục hầu đồng, các vật phẩm cung tiến cũng như cách thức xây dựng, sửa chữa các đền, phủ… để tránh hiện tượng trục lợi cá nhân trong các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay, trên phạm vi cả nước có khoảng 7.000 đền, phủ (chưa kể các điện thờ tư nhân).

Ngày 1/12, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thủ đô Addis Ababa (Ethiopia), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
nhan dien di san tin nguong tho mau va bai toan sau vinh danh Một chuyến đi, nhiều di sản

Vỗ tay theo điệu múa của thanh đồng trong tiết trời se lạnh, thong thả dạo bước trong khuôn viên nhà thờ Phát Diệm vào ...

nhan dien di san tin nguong tho mau va bai toan sau vinh danh Theo chân Đại sứ đi xem... hầu đồng

Tối 26/2, 22 Đại sứ và 50 các nhà ngoại giao nước ngoài đã có mặt tại Phủ Dầy (Nam Định) để được tận mắt ...

nhan dien di san tin nguong tho mau va bai toan sau vinh danh Đưa Tín ngưỡng thờ Mẫu thành di sản nhân loại

Nghi lễ Lên đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam phủ - Tứ Phủ (Tam tòa Thánh Mẫu) đã được đưa lên sân khấu để ...

(theo Vietnamplus.vn)

Đọc thêm

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

Trung Quốc khởi xướng dự án thí điểm nguồn nước tại Lào, cho phép khoảng 2.000 cư dân địa phương có thể tiếp cận với nước uống an toàn.
Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Các nhà hoạt động trên khắp thế giới đang thúc đẩy các phong trào tích cực, truyền cảm hứng cho giới trẻ khắp thế giới.
Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc sắc, ấn tượng.
Phú Thọ: Nhiều trải nghiệm cho du khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm 2024

Phú Thọ: Nhiều trải nghiệm cho du khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm 2024

Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội đền Hùng, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang lại cho du khách những trải nghiệm mới.
Choáng ngợp với sắc màu sặc sỡ và không khí sôi động tại lễ hội Holi

Choáng ngợp với sắc màu sặc sỡ và không khí sôi động tại lễ hội Holi

Hơn 1,2 tỷ tín đồ Hindu trên thế giới đã đón lễ hội Holi, một lễ hội mùa Xuân nổi tiếng với những sắc màu rực rỡ.
Du lịch thể thao: Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Du lịch thể thao: Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút du khách đến Hà Nội.
Đảo Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh

Đảo Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh

Đảo Cô Tô được mệnh danh là hòn ngọc xanh của vùng Đông Bắc, đồng thời là nơi có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của Tổ quốc.
Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra nhiều hoạt động phong phú, thu hút số lượng du khách tới hành hương, chiêm bái.
Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Lễ hội Ẩm thực Pháp - Balade en France 2024 sẽ trở lại Việt Nam từ ngày 5-7/4 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội với số lượng gian hàng tăng gấp rưỡi năm ngoái.
Trâm hoa nhung - Dấu ấn của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc

Trâm hoa nhung - Dấu ấn của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc

Xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim cổ trang, trâm hoa nhung dần trở thành một xu hướng thời trang mới. Tuy vậy, ít ai biết đây là một di sản văn hoá.
Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất là giải thưởng do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết cho thiếu nhi.
Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú 'sốc' tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng 'sốc' do nhịp độ sống gấp, cập rập...
Tháng lễ Ramadan rơi vào mùa Đông: Sự thú vị của lịch Hồi giáo

Tháng lễ Ramadan rơi vào mùa Đông: Sự thú vị của lịch Hồi giáo

Lịch Hồi giáo không có tháng nhuận giống như một số lịch khác khiến tháng lễ Ramadan năm 2024 chính thức bắt đầu trong tiết trời mùa Đông.
Nồng ấm hương vị Tết truyền thống của người Azerbaijan tại Việt Nam

Nồng ấm hương vị Tết truyền thống của người Azerbaijan tại Việt Nam

Đại sứ quán Azerbaijan và Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam phối hợp cùng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội 'Tết Novruz'.
Mexico tìm được bộ sách quý hiếm về lịch sử của người Aztec

Mexico tìm được bộ sách quý hiếm về lịch sử của người Aztec

Chính phủ Mexico vừa mua được ba cuốn sách cổ chép tay có tranh minh họa từ một gia đình đã lưu trữ các tài liệu của người Aztec qua nhiều thế hệ.
Kỷ niệm 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly: Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Kỷ niệm 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly: Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý ...
Hang động chứa hơn 2000 tượng Phật tại Trung Quốc

Hang động chứa hơn 2000 tượng Phật tại Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao nằm tại trung tâm của Con đường Tơ lụa huyền thoại và trở thành giao điểm văn hóa, tôn giáo Đông Tây.
Khám phá một trong 7 kỳ quan bậc nhất của Ấn Độ

Khám phá một trong 7 kỳ quan bậc nhất của Ấn Độ

Là một trong 7 kỳ quan bậc nhất của Ấn Độ, đền thờ Mặt trời Konark trở thành Di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận năm 1984.
Pháo đài quân sự 2.000 năm tuổi của Hàn Quốc

Pháo đài quân sự 2.000 năm tuổi của Hàn Quốc

Được xây dựng từ thời Joseon, Thành Namhansanseong được vinh danh là di tích lịch sử quốc gia Hàn Quốc và di sản văn hóa thế giới.
Họa sĩ Phan Ngọc Khuê trao tặng bộ tranh truyện Hàng Trống hàng trăm năm tuổi cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Họa sĩ Phan Ngọc Khuê trao tặng bộ tranh truyện Hàng Trống hàng trăm năm tuổi cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Chiều 18/3, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và họa sĩ Phan Ngọc Khuê phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm 'Tranh truyện Hàng Trống'.
Phiên bản di động