Nhận diện điểm nóng châu Á-Thái Bình Dương năm 2021 (Kỳ cuối): Ấn Độ-Trung Quốc, Myanmar và Triều Tiên

Phan Quân
TGVN. Bên cạnh Biển Đông và eo biển Đài Loan, Ấn Độ-Trung Quốc, Myanmar và Triều Tiên cũng là các điểm nóng đáng chú ý tại châu Á-Thái Bình Dương năm 2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong ba điểm nóng nêu trên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương này, nếu căng thẳng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc thể hiện cạnh tranh gay gắt, khó kiểm soát giữa hai cường quốc lớn khu vực, thì tình hình Myanmar và Triều Tiên lại cho thấy rằng ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia có thể đóng vai trò then chốt trong đảm bảo hòa bình và thịnh vượng toàn khu vực.

Biên giới Ấn Độ-Trung Quốc

Thoạt nhìn, căng thẳng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc năm 2021 tưởng chừng sẽ hạ nhiệt.

Mới đây, hai bên đã cho thấy một số bước đi quan trọng nhằm giảm căng thẳng. Đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn lần thứ 10 đã kết thúc sau 16 giờ tại khu vực Moldo bên phía Trung Quốc ở Đường kiểm soát thực tế (LAC), tập trung vào việc tiếp tục rút quân tại ba điểm tranh chấp ở phía Đông khu vực Ladakh.

Reuters ngày 22/2 cho biết Ấn Độ đang xem xét cấp phép 45 hồ sơ đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có dự án của nhiều tập đoàn lớn như Great Wall Motor và SAIC Motor, sau khi quá trình này bị đình trệ do căng thẳng song phương tháng 11/2020.

(02.24) Cuộc gặp tới giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh BRICS có thể tác động đáng kể tới quan hệ song phương. (Nguồn: AP)
Cuộc gặp tới giữa lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc tại Thượng đỉnh BRICS được kỳ vọng góp phần hạ nhiệt căng thẳng song phương trong nhiều lĩnh vực (Ảnh minh họa. Nguồn: AP)

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết Bắc Kinh ủng hộ New Delhi đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) trong năm nay, khẳng định Trung Quốc sẽ cùng Ấn Độ thúc đẩy hợp tác trong nhóm. Hội nghị Thượng đỉnh BRICS có thể là cơ hội để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thảo luận, hạ nhiệt căng thẳng, cùng nhau tháo gỡ bất đồng.

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy.

Thứ nhất, về bản chất, Ấn Độ nhìn nhận sự trỗi dậy, tầm ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc đe dọa tới vị thế của New Delhi tại châu Á-Thái Bình Dương và phải được kiểm soát.

Đó là lý do tại sao New Delhi không chào đón sự hiện diện của Bắc Kinh tại Colombo. Chưa có dấu hiệu gì cho thấy Ấn Độ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm 267 ứng dụng di động của Trung Quốc bị cho là “gây tổn hại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và trật tự công cộng của Ấn Độ”.

Điều này cũng giải thích sự tham gia ngày một chủ động, tích cực của Ấn Độ trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Bộ tứ do Mỹ đề xuất nhằm kiểm soát ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.

Thứ hai, song phương vẫn tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng công trình dọc LAC. Trong thông cáo ngày 18/1, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Trung Quốc đã có các hoạt động xây dựng đáng chú ý dọc đường biên giới, nằm đối diện bang Anurachal Pradesh của Ấn Độ, buộc New Delhi phải có cấc biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Đồng thời, New Delhi có các động thái tương ứng nhằm nâng cấp và mở rộng hạ tầng giao thông liên lạc tại các khu vực biên giới. Điều này khiến nguy cơ xung đột trở lại tại khu vực biên giới luôn hiện hữu.

Thứ ba, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa khẳng định được thời điểm thiết lập cơ chế làm việc để tham vấn và phối hợp các vấn đề biên giới. Trước đó, cơ chế đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn trên thực địa đã phải tốn tới 10 vòng để đạt đồng thuận.

Điều này đòi hỏi hai bên cần sớm thiết lập một cơ chế làm việc, liên lạc, tham vấn định kỳ, rõ ràng và xuyên suốt để tránh xảy ra va chạm.

Vì thế, quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, hai ông lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể tạm thời hạ nhiệt, song nguy cơ căng thẳng tại biên giới và vấn đề khác vẫn luôn hiện hữu.

Quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, hai ông lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể tạm thời hạ nhiệt, song nguy cơ căng thẳng biên giới và vấn đề khác vẫn luôn hiện hữu.

Myanmar

Trong khi đó, căng thẳng tại Myanmar sau khi chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi bị bắt giữ nhiều khả năng sẽ duy trì trong năm 2021 bởi một số lý do sau.

Thứ nhất, quân đội Myanmar đang ngày càng củng cố quyền lực vững chắc và không có dấu hiệu sẽ sớm khôi phục chính quyền dân sự. Hàng loạt tướng lĩnh đã được bổ nhiệm vào các vị trí trong nội các. Đồng thời, quân đội Myanmar đã thắt chặt quyền kiểm soát với hệ thống ngân hàng, ngoại hối.

Bên cạnh đó, lực lượng này đã phản ứng khôn khéo, kiềm chế, hạn chế sử dụng bạo lực, không để các cuộc tuần hành của người dân Myanmar mở rộng.

Vì thế, tính đến thời điểm hiện tại, tuần hành vẫn diễn ra, song nguy cơ xung đột đổ máu đã tạm thời lắng xuống.

(02.27) Quân đội Myanmar nhiều khả năng sẽ duy trì quyền kiểm soát tại Myanmar trong thời gian trước mắt. (Nguồn: Reuters)
Quân đội Myanmar nhiều khả năng sẽ duy trì quyền kiểm soát tại Myanmar trong thời gian trước mắt. (Nguồn: Reuters)

Thứ hai, việc bắt giữ nội các chính quyền dân sự khiến quân đội Myanmar đứng trước nhiều sức ép từ cộng đồng khu vực và quốc tế. Mỹ, nhiều nước phương Tây đã chỉ trích mạnh mẽ hành động của các tướng lĩnh Myanmar và sẵn sàng trừng phạt khi cần thiết.

Phát biểu tại kỳ họp lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 21/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định không có chỗ cho đảo chính trong thế giới hiện đại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hy vọng các bên tại Myanmar có thể giải quyết hợp lý các bất đồng theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, cũng như đảm bảo ổn định chính trị xã hội.

Về phần mình, ngày 1/2, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã kêu gọi các bên ở Myanmar đối thoại, hòa giải, cũng như sớm đưa tình hình trở lại bình thường.

Quan trọng hơn, tình hình hiện nay sẽ có tác động tiêu cực tới môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực, buộc ASEAN cần sớm tìm kiếm giải pháp toàn diện, giúp Myanmar khôi phục trạng thái bình thường.

Quan trọng hơn, tình hình hiện nay sẽ có tác động tiêu cực tới môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực, buộc ASEAN cần sớm tìm kiếm giải pháp toàn diện, giúp Myanmar khôi phục trạng thái bình thường.

Triều Tiên

Trong khi đó, triển vọng hồi sinh của tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên năm 2021 hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào cách tiếp cận của Washington và Bình Nhưỡng.

Trước đó, cựu Tổng thống Donald Trump đã có thay đổi chính sách táo bạo so với các người tiền nhiệm khi chủ động tiếp cận nhà lãnh đạo Kim Jong-un, thể hiện qua hai thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore, Việt Nam và cuộc gặp bất ngờ tại khu phi quân sự Hàn-Triều nhân thăm Hàn Quốc.

Tuy nhiên, động lực này đã không được duy trì khi trong các đàm phán sau đó, Mỹ và Triều Tiên không đạt được đồng thuận và tới cuối nhiệm kỳ, vấn đề Triều Tiên đã “mất hút” khỏi ưu tiên đối ngoại của ông Trump trước quan tâm lớn hơn về Trung Quốc, Nga và Trung Đông.

Nhận diện điểm nóng châu Á-Thái Bình Dương năm 2021 (Kỳ II): Ấn-Trung, Myanmar và Triều Tiên
Bất chấp cách tiếp cận đầy táo bạo của Tổng thống Donald Trump, tiến trình phi hạt nhân hóa trong thời gian qua đã không đạt được nhiều tiến triển thực chất. (Nguồn: Getty Images)

Trong khi đó, tính đến hiện tại, chính quyền ông Joe Biden vẫn chưa đưa ra chính sách cụ thể nào về Triều Tiên. Những gì Ngoại trưởng Antony Blinken nói trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 19/1 là không mới.

Theo ông Blinken, trong quá trình tham vấn chặt chẽ với các đồng minh, Mỹ dự kiến sẽ xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận đối với Triều Tiên để tìm ra lựa chọn hiệu quả và sáng kiến ngoại giao để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Trong khi đó, tại Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 8 tháng 1/2021, nhà lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định Triều Tiên “để ngỏ cánh cửa” cho đối thoại, song Mỹ “cần phải từ bỏ chính sách thù địch với Triều Tiên”.

Cùng lúc, ông kêu gọi quân đội “phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, cải thiện độ chính xác của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và đẩy nhanh sự phát triển của đầu đạn siêu thanh, tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM)”.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Mỹ cần sớm vạch ra chính sách với Triều Tiên sớm nhất có thể, trước khi cánh cửa của Triều Tiên dần khép lại và thế chỗ là những cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân. Kịch bản này sẽ khiến mọi kế hoạch của Washington trở nên khó khăn hơn.

…Chính quyền Mỹ cần sớm vạch ra chính sách với Triều Tiên sớm nhất có thể, trước khi cánh cửa của Triều Tiên dần khép lại và thế chỗ là những cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân.

Mỹ và Triều Tiên là hai nhân tố then chốt, song không phải là tất cả trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Thông qua quan hệ với Bình Nhưỡng, Seoul có thể đóng một vai trò tích cực trong tiến trình này: Việc Tổng thống Moon Jae-in bổ nhiệm ông Chung Eui-yong, Cố vấn An ninh Quốc gia và được coi là người phụ trách chính sách Triều Tiên của ông Moon, làm Ngoại trưởng cho thấy chính quyền Hàn Quốc rất mong muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên.

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của Triều Tiên thời gian tới. Mới đây, Triều Tiên đã bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Thương mại Ri Ryong-nam làm Đại sứ tại Trung Quốc, điều ít thấy từ phía Triều Tiên.

Ông Ri đã có thời gian làm Phó Thủ tướng phụ trách ngoại thương và từng tiếp xúc với 17 lãnh đạo doanh nghiệp Hàn tại Thượng đỉnh liên Triều năm 2018.

Theo chuyên gia nghiên cứu Hong Min tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, ông Ri có ít kinh nghiệm đối ngoại nhưng được đánh giá cao trong phát triển hợp tác thương mại với Trung Quốc.

Do đó, quyết định trên cho thấy nỗ lực của Triều Tiên trong nối lại thương mại với láng giềng. Nó cũng phản ánh thực tế rằng Bắc Kinh tiếp tục có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của Bình Nhưỡng nói chung và vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nói riêng.

Liệu điều này có mang tới chuyển biến tích cực cho bài toán khó tại Đông Bắc Á? Câu trả lời còn ở phía trước.

TIN LIÊN QUAN
Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình Myanmar
Nhật Bản, Australia đồng loạt bày tỏ quan ngại sâu sắc về Luật Hải cảnh Trung Quốc
Tình hình Myanmar: Kết quả bầu cử 2020 bị hủy bỏ, rộ tin một nhà báo Nhật Bản bị bắt trong cuộc biểu tình ở Yangon
Tư lệnh lục quân Ấn Độ: Chiến dịch của Trung Quốc với Biển Đông sẽ không hiệu quả
Đối thoại Mỹ-Triều có thể hồi sinh dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden?

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Một nhóm nhà khoa học phát hiện tại Trung Quốc những dấu chân của loài deinonychosaur (chim khủng long) lớn nhất được biết đến nay.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Xin cho tôi hỏi theo quy định mới xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ đúng không? - Độc giả Bích Ngọc
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải ...
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động