Nhỏ Bình thường Lớn

Nhân tố phá vỡ sự độc quyền năng lượng ở Trung Á của Trung Quốc

New Delhi đang nỗ lực phá vỡ sự thống trị của Bắc Kinh ở Trung Á, điều mà cường quốc này vẫn liên tục củng cố.
TIN LIÊN QUAN
nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc EU-Trung Á đạt thỏa thuận hợp tác mới
nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Trung Á

Hồi sinh các chính sách kết nối

Trên thực tế, Trung Á là một khu vực nhận được sự ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ, bởi không chỉ có diện tích rộng lớn và nhiều sự kết nối với các nền văn minh cổ xưa, khu vực này còn có những lợi thế to lớn về kinh tế, an ninh và năng lượng.

Tuy nhiên, việc suốt một thời gian dài vừa qua, Trung Quốc tự do tăng cường sự hiện diện, cùng việc thiếu những kết nối trực tiếp giữa Ấn Độ và Trung Á, đã khiến khu vực này không còn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của New Delhi. Chính sách Kết nối Trung Á mà cựu Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ E.Ahamed công bố năm 2012 đã không thể tạo ra những động lực mới do các thách thức cố hữu này.

Mặc dù vậy, những diễn biến gần đây đã giúp Ấn Độ vượt qua rào cản để kết nối với khu vực lân cận rộng lớn này. Chuyến thăm Trung Á vào năm 2015 và thăm Iran hồi tháng 5/2016 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ bắt đầu tiến trình gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý trong quan hệ Ấn Độ và Trung Á.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani năm 2015. (Nguồn: Reuters)

Những chuyến thăm Trung Á của ông Modi là nhằm tìm kiếm các phương hướng hợp tác mới và việc Thủ tướng Ấn Độ ký kết Thỏa thuận Chabahar với Iran đã hồi sinh Chính sách Kết nối Trung Á của Ấn Độ với việc mở thêm nhiều tuyến đường giao thương qua Pakistan.

Những thỏa thuận này không chỉ giúp Ấn Độ tiếp cận các nền cộng hòa ở Trung Á mà còn cho phép các quốc gia này tiếp cận cảng Chabahar để thúc đẩy tối đa các lợi ích kinh tế. Đó chính là cơ hội để New Delhi phá vỡ sự thống trị của Bắc Kinh ở Trung Á, điều mà cường quốc này vẫn liên tục củng cố.

Bên cạnh mối quan hệ mới được củng cố về mặt chính trị và kinh tế với Trung Á, việc thúc đẩy quan hệ song phương bình đẳng với Iran và việc trở thành thành viên của SCO sẽ giúp Ấn Độ thúc đẩy các mục tiêu an ninh năng lượng, bằng cách đa dạng hóa nguồn cung từ Tây Á.

“Nhân tố thay đổi cuộc chơi”

Hơn nữa, việc Ấn Độ tích cực tham gia Câu lạc bộ Năng lượng SCO, Liên minh Kinh tế Á-Âu và “Chiến lược Năng lượng châu Á” (theo đề xuất của Kazakhstan) có thể trở thành “nhân tố thay đổi cuộc chơi”. Đặc biệt, các quốc gia Trung Á, như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan đều là những nước giàu năng lượng.

Theo Báo cáo Thống kê Năng lượng Toàn cầu 2016 của tập đoàn năng lượng BP, Turkmenistan hiện đang đứng đầu Khu vực Trung Á (CAR) và xếp thứ tư trên thế giới về trữ lượng khí đốt. Trong khi đó, Uzbekistan và Kazakhstan có trữ lượng khí đốt đứng thứ hai và ba trong khu vực. Kazakhstan cũng đứng thứ 12 trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ. Tajikistan và Kyrgyzstan có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, song chỉ có chưa đến 10% tiềm năng đã và đang được khai thác.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani năm 2015. (Nguồn: AP)

Biết được giá trị của các nguồn năng lượng dồi dào ở khu vực này, SCO đã đưa ra ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Năng lượng SCO vào năm 2006 nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng sâu sắc hơn giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, cơ chế hợp tác với Trung Quốc trên thực tế rất kém hiệu quả, và điều này khiến câu lạc bộ này khó có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Nguyên nhân chính là bởi Trung Quốc không hứng thú với việc thiết lập và phát triển một trung tâm năng lượng trong khu vực. Mục tiêu của quốc gia này là tìm kiếm các nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của riêng nước này bằng cách quyết tâm mua lại các nguồn dầu mỏ và khí đốt.

Tư cách thành viên SCO cho phép Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo sự hợp tác về năng lượng sâu rộng và mạnh mẽ hơn giữa các nhà khai thác năng lượng và khách hàng, thông qua việc kết nối Trung Á và Nam Á. Điều này cũng tạo điều kiện để Iran linh hoạt hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển của Câu lạc bộ Năng lượng SCO khi trở thành trung tâm mua bán năng lượng với việc mở cảng Chabahar.

Sự phát triển của câu lạc bộ này sẽ giúp thúc đẩy một số dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Trung Á và Iran, bao gồm đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ và Hành lang Vận tải Bắc Nam. Bên cạnh đó, câu lạc bộ này có thể tìm kiếm nguồn đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực thủy điện và hóa dầu, các lĩnh vực mà Ấn Độ cũng có thế mạnh. Trong chuyến thăm Trung Á của ông Modi, Turkmenistan đã nhất trí mở rộng hợp tác năng lượng và học hỏi kinh nghiệm của các công ty dầu khí Ấn Độ về đào tạo, thiết kế, xây dựng, khai thác và sản xuất.

Kazakhstan, nước khai thác dầu mỏ và khí đốt lớn nhất Trung Á, cũng ủng hộ “Chiến lược Năng lượng Trung Á” nhằm đưa ra một giải pháp toàn diện cho vấn đề an ninh năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng cường hiệu quả khai thác năng lượng và bảo vệ môi trường. Xét tới khía cạnh này, CAR có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác sản sinh năng lượng sạch giữa các nước thành viên nói riêng và toàn khu vực nói chung.

Việc Ấn Độ gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ đem lại một lợi thế lớn hơn cho quốc gia này trong việc hội nhập với các quốc gia thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (CIS).

Có thể nói, Trung Á, nơi từng chứng kiến sự cạnh tranh “một mất một còn” giữa nhiều quốc gia bên ngoài, có thể sẽ là một sân chơi hợp tác năng lượng sau khi Ấn Độ gia nhập SCO. Điều này chắc chắn sẽ nhận được phản ứng tích cực của nhiều quốc gia trong khu vực.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Khởi đầu mới của Ấn Độ tại Trung Á

Ngoài việc thể hiện phong cách ngoại giao tích cực, chuyến thăm năm nước Trung Á (Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Tajikistan) của Thủ tướng ...

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Nga – Mỹ:“Canh bạc” ở Trung Á

Mátxcơva đã có một canh bạc chính trị mạo hiểm với tân Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua việc ép đồng minh Kyrgyzstan đóng ...

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Khuôn mặt mới của Trung Á

Lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, Trung Á được xem như một thực thể. Sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng ...

Thu Hiền (tổng hợp)

Tin cũ hơn

Nga chơi chiêu hiểm nhưng chẳng mảy may tác động đến Mỹ, Moscow nói chờ đợi một lời từ ông Trump Nga chơi chiêu hiểm nhưng chẳng mảy may tác động đến Mỹ, Moscow nói chờ đợi một lời từ ông Trump
Ukraine hối thúc Đức sớm thông qua gói viện trợ bổ sung, Thủ tướng Olaf Scholz 'bối rối' Ukraine hối thúc Đức sớm thông qua gói viện trợ bổ sung, Thủ tướng Olaf Scholz 'bối rối'
Thủ tướng Đức thừa nhận sai lầm những ngày đầu xung đột Ukraine, cảnh báo nguy cơ khẩn cấp Berlin phải đối mặt Thủ tướng Đức thừa nhận sai lầm những ngày đầu xung đột Ukraine, cảnh báo nguy cơ khẩn cấp Berlin phải đối mặt
Lần đầu tiên sau 2 năm, Tổng thống Hàn Quốc gặp Chủ tịch Trung Quốc, khó bỏ qua Triều Tiên? Lần đầu tiên sau 2 năm, Tổng thống Hàn Quốc gặp Chủ tịch Trung Quốc, khó bỏ qua Triều Tiên?
Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người
Ông Trump tuyên bố: Đưa Mỹ trở lại là đất nước vĩ đại, xây dựng quân đội hùng mạnh và chấm dứt mọi cuộc chiến Ông Trump tuyên bố: Đưa Mỹ trở lại là đất nước vĩ đại, xây dựng quân đội hùng mạnh và chấm dứt mọi cuộc chiến
Xung đột ở Gaza: LHQ phàn nàn về Israel, Ngoại trưởng Mỹ vẫn khẳng định cam kết với đồng minh Trung Đông, EU tính toán ra đòn cứng Xung đột ở Gaza: LHQ phàn nàn về Israel, Ngoại trưởng Mỹ vẫn khẳng định cam kết với đồng minh Trung Đông, EU tính toán ra đòn cứng
Tình hình Lebanon: Mỹ 'xắn tay' hành động, Iran nói chẳng muốn phá hoại điều gì, tia sáng đã xuất hiện cuối đường hầm cho xung đột Israel-Hezbollah? Tình hình Lebanon: Mỹ 'xắn tay' hành động, Iran nói chẳng muốn phá hoại điều gì, tia sáng đã xuất hiện cuối đường hầm cho xung đột Israel-Hezbollah?
Thủ tướng Đức bất ngờ điện đàm với Tổng thống Nga, Ukraine nói chẳng ích lợi gì Thủ tướng Đức bất ngờ điện đàm với Tổng thống Nga, Ukraine nói chẳng ích lợi gì
Điện Kremlin: Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại? Điện Kremlin: Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?
Nga tăng cường tấn công UAV, tuyên bố tiến sâu vào phòng tuyến Ukraine Nga tăng cường tấn công UAV, tuyên bố tiến sâu vào phòng tuyến Ukraine
Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân