Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Phan Hải
(từ Astana, Kazakhstan)
Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược
Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp nước chủ nhà Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, ngày 27/11. (Nguồn: RIA Novosti)

Bối cảnh đầy biến động

Chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Cuộc chiến tại Ukraine đang có dấu hiệu gia tăng căng thẳng sau khi Mỹ, Anh, Pháp “bật đèn xanh” cho chính quyền Tổng thống Zelensky sử dụng các tên lửa tầm xa bắn sâu vào lãnh thổ Nga. Đáp trả, Tổng thống Putin đã thông qua Học thuyết hạt nhân mới và sử dụng tên lửa tầm trung thế hệ mới Oreshnik tấn công Ukraine, một “đòn cảnh cáo” Kiev và các nước phương Tây.

Tại Mỹ, ông Donald Trump đã thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống và trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhiều lần lên tiếng sẽ “chấm dứt xung đột tại Ukraine trong 24 giờ” và điều này đang gây bối rối cho Tổng thống Joe Biden, Kiev và các nhà lãnh đạo EU. Mặt khác, với chính sách “Nước Mỹ trên hết”, ông Trump đang làm cho các nhà hoạch định chính sách của các nước “đau đầu”.

Dư luận Trung Á đặc biệt quan tâm tới chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Kazakhstan lần này, cũng như bàn luận nhiều về vai trò của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) khi Kazakhstan làm Chủ tịch CSTO. Nhiều nhà phân tích chính trị sở tại đặt câu hỏi liệu Astana sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao đa hướng chủ động, thực dụng như trước hay sẽ “ngả hẳn sang Đông, hoặc Tây”, rồi vai trò của CSTO sẽ đi về đâu sau khi Armenia có xu hướng rời bỏ tổ chức này và ngả dần theo phương Tây sau biến cố tại khu vực Nagornyi – Karabak giữa Armenia và Azerbaijan.

Đồng minh tự nhiên

Trả lời phỏng vấn báo chí hai nước trước chuyến thăm, Tổng thống Tokayev khẳng định quan hệ Kazakhstan – Nga là “biểu tượng của tình hữu nghị bền vững và không gì phá vỡ nổi”. Quan hệ đối tác chiến lược và đồng minh được phát triển trên nền tảng những mối liên hệ chặt chẽ về lịch sử và văn hóa, cũng như vì trách nhiệm chung đối với tương lai của hai dân tộc”. Còn Tổng thống Nga tuyên bố “Hợp tác giữa Nga và Kazakhstan thực sự mang tính chất đồng minh và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực”.

Hiện Nga là đối tác chiến lược và đồng minh chính của Kazakhstan. Những thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ hai bên là mẫu mực về quan hệ giữa các quốc gia láng giềng. Cơ sở của các mối quan hệ này là hơn 300 hợp đồng và thỏa thuận trên hàng loạt các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hoá đến hạ tầng năng lượng. Đối thoại chính trị ở cấp cao nhất đang phát triển mạnh mẽ với những chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao thường xuyên.

Kazakhstan và Nga hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong khuôn khổ các cấu trúc đa phương quốc tế và khu vực để đảm bảo ổn định khu vực và an ninh quốc tế. Về quan hệ đối tác kinh tế, kim ngạch thương mại năm 2023 đạt mức kỷ lục lên tới 28 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 20 tỷ USD và hai bên đang hướng tới mốc 30 tỷ USD vào năm 2025.

Kazakhstan đóng vai trò quan trọng trong trung chuyển hàng hóa Nga tới Trung Quốc, các nước Trung Á. Ngược lại, Nga là nước đóng vai trò chủ chốt trong việc vận chuyển và xuất khẩu dầu khí của Kazakhstan ra thế giới. Mới đây, hai bên đã ký các thỏa thuận thành lập các liên doanh lớn trong các lĩnh vực dầu khí, giao thông và logistics, góp phần biến Kazakhstan thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa của Nga ra nước ngoài trong tương lai.

Quan hệ Nga và Kazakhstan còn được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực khác như hợp tác liên khu vực, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, giao lưu nhân dân. Hàng chục nghìn sinh viên Kazakhstan hiện đang theo học tại các trường đại học ở Nga. Tiếng Nga được công nhận là ngôn ngữ làm việc chính thức tại Kazakhstan.

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược
Hiện Nga là đối tác chiến lược và đồng minh chính của Kazakhstan. (Nguồn: RIA Novosti)

Làn gió mới thúc đẩy quan hệ đồng minh

Để chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đến Astana đầu tháng này. Chuyến thăm của ông Lavrov được báo chí Nga ví von "diễn ra trong thời tiết gió mạnh, mưa đá và bão tuyết” với ngầm ý trong quan hệ Nga – Kazakhstan còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Tâm điểm chú ý trong suốt chuyến thăm của ông Sergei Lavrov là sự tương tác của Kazakhstan trong CSTO và các cấu trúc khu vực khác như Á-Âu - CSTO, Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU), Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Theo ông Lavrov, Moscow và Astana có hiểu biết chung về nhu cầu sử dụng tích cực hơn tiềm năng của các cấu trúc này để xây dựng quan hệ đối tác trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, vận tải và hậu cần. Trên cơ sở này, hai bên “thúc đẩy các nguyên tắc của một cấu trúc an ninh toàn diện trên toàn lục địa”.

Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh hai bên cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính và ngân hàng trung ương “nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, tăng kim ngạch thương mại theo cách mà cả doanh nghiệp Kazakhstan và các nhà hoạt động kinh tế Nga đều có lợi vì lợi ích ngân sách của cả hai nước” và đây là cách Nga mong muốn “phát triển mối quan hệ với đồng minh thân thiện với Kazakhstan”.

Về vấn đề BRICS, ngay trước khi bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan ngày 22/10 vừa qua, Thư ký báo chí của Tổng thống Kazakhstan Berik Uali tuyên bố nước này không có ý định gia nhập BRICS trong tương lai gần vì Kazakhstan ưu tiên Liên hợp quốc như một tổ chức quốc tế toàn cầu. Một số phương tiện truyền thông phương Tây và Trung Á cho đây là một động thái tấn công của Kazakhstan và “làm mất mặt” Điện Kremlin. Sau đó, Đại sứ Kazakhstan tại Nga Dauren Abaev gọi “cách giải thích như vậy là vô căn cứ”.

Trong cuộc trò chuyện với TASS, nhà ngoại giao lưu ý: Đất nước của ông muốn “tăng cường đối thoại hiệu quả” với BRICS và sẵn sàng hỗ trợ tất cả các sáng kiến hiệu quả ​​của BRICS đáp ứng lợi ích quốc gia của mình. Về phần mình, Bộ trưởng Lavrov bày tỏ hy vọng rằng việc Kazakhstan tham gia BRICS “sẽ làm phong phú thêm các mối liên hệ giữa Nga và Kazakhstan trong việc đối phó với các vấn đề toàn cầu thực sự cấp bách”.

Về việc hạn chế trừng phạt của phương Tây, Kazakhstan không tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng không che giấu sự thật rằng họ không có ý định giúp phá vỡ chúng. Ví dụ, năm nay, các ngân hàng Kazakhstan bắt đầu từ chối thanh toán thường xuyên cho các doanh nghiệp từ Nga. Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RAR của Ba Lan cuối tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Roman Vasilenko cho biết Astana không muốn lãnh thổ Kazakhstan được sử dụng để lách các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga vì “lo ngại về mối đe dọa trừng phạt thứ cấp đối với Kazakhstan của các đối tác phương Tây”. Đồng thời, ông Vasilenko sau đó nhấn mạnh “không có vấn đề gì” trong quan hệ song phương giữa Astana và Moscow, nhưng có “những vấn đề khác nhau”.

Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Kazakhstan của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Phó Thủ tướng Kazakhstan, Bộ trưởng Ngoại giao Murat Nurtleu khẳng định: “Đối với chúng tôi, tình hữu nghị và láng giềng tốt đẹp với Nga là điều hết sức quan trọng”. Quan hệ giữa hai nước đang “phát triển thành công về mọi mặt”. “Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga tới Kazakhstan ngày 27/11 có tầm quan trọng lớn trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều mặt”.

Người xưa thường nói “Bát đũa còn có khi xô”, nhưng nhìn về đại cục, chúng ta có thể thấy rõ tình hữu nghị, quan hệ đối tác chiến lược và đồng minh giữa Kazakhstan và Nga sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp, vượt qua những thử thách của thời cuộc hiện nay. Chuyến công du Kazakhstan lần này của Tổng thống Nga Putin chắc chắn sẽ là một làn gió mới tốt lành thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước.

Quân đội Nga lấy lại 1/4 diện tích lãnh thổ ở tỉnh Kursk, kiểm soát thêm 2 ngôi làng ở Donbass

Quân đội Nga lấy lại 1/4 diện tích lãnh thổ ở tỉnh Kursk, kiểm soát thêm 2 ngôi làng ở Donbass

Quân đội Ukraine (VSU) bắt đầu mất thế trận ở tỉnh Kursk trong bối cảnh các lực lượng Nga tăng cường phản công và chiếm ...

Tổng thống Nga Putin: 'Bóng' đang ở phía Ukraine và Mỹ, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Tổng thống Nga Putin: 'Bóng' đang ở phía Ukraine và Mỹ, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm cá nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) ở Kazan, Nga, diễn ...

Tình hình Kazakhstan: Tổng thống ấn định ngày Quốc tang, Đức dừng xuất khẩu vũ khí, phản ứng của Nga và Trung Quốc

Tình hình Kazakhstan: Tổng thống ấn định ngày Quốc tang, Đức dừng xuất khẩu vũ khí, phản ứng của Nga và Trung Quốc

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố ngày 10/1 là ngày Quốc tang tưởng niệm các nạn nhân trong vụ bạo loạn tuần qua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Kazakhstan

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Kazakhstan

Ngày 2/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thủ đô Astana của Kazakhstan để tham dự hội nghị lần thứ 24 Hội ...

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

Ngày 25/11, Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho hay, liên ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/11/2024: Tuổi Dậu trau dồi kiến thức

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/11/2024: Tuổi Dậu trau dồi kiến thức

Xem tử vi 28/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/11 và sáng 29/11: Lịch thi đấu Europa League - MU vs Bodoe/Glimt; Europa Conference League - FC Heidenheim vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/11 và sáng 29/11: Lịch thi đấu Europa League - MU vs Bodoe/Glimt; Europa Conference League - FC Heidenheim vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/11 và sáng 29/11: Lịch thi đấu Europa League - Tottenham vs Roma, MU vs Bodoe/Glimt, Lazio vs Ludogorets...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 28/11/2024: Bọ Cạp gặp được một nửa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 28/11/2024: Bọ Cạp gặp được một nửa

Tử vi hôm nay 28/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/11/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/11/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 28/11. Lịch âm 28/11/2024? Âm lịch hôm nay 28/11. Lịch vạn niên 28/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Xuất khẩu cần cẩu từ Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh bất ngờ tăng vọt, câu chuyện đằng sau là gì?

Xuất khẩu cần cẩu từ Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh bất ngờ tăng vọt, câu chuyện đằng sau là gì?

Trung Quốc gia tăng xuất khẩu cần cẩu sang Mỹ Latinh cho thấy Bắc Kinh muốn đa dạng hóa thị trường trước bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ ...
Dự án Khu dân cư Phước Thọ của T&T Group được vinh danh Dự án đáng sống 2024

Dự án Khu dân cư Phước Thọ của T&T Group được vinh danh Dự án đáng sống 2024

Dự án Khu dân cư Phước Thọ (Vĩnh Long) do T&T Homes (thành viên của T&T Group) phát triển đã được vinh danh “Dự án đáng sống 2024”.
Tin thế giới 27/11: Ukraine bị tuýt còi, tìm đến Đông Bắc Á cầu viện; Nga hành động gắt với Anh; 'vỡ òa' lệnh ngừng bắn ở Lebanon

Tin thế giới 27/11: Ukraine bị tuýt còi, tìm đến Đông Bắc Á cầu viện; Nga hành động gắt với Anh; 'vỡ òa' lệnh ngừng bắn ở Lebanon

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Truyền thông làm lộ hành động bí mật của Tổng thống Biden với Ukraine, phe ông Trump phản đối gắt

Truyền thông làm lộ hành động bí mật của Tổng thống Biden với Ukraine, phe ông Trump phản đối gắt

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bí mật yêu cầu Quốc hội nước này giải ngân thêm 24 tỷ USD viện trợ cho Ukraine.
Mỹ sẽ triển khai các đơn vị tên lửa tại một quốc gia Đông Nam Á

Mỹ sẽ triển khai các đơn vị tên lửa tại một quốc gia Đông Nam Á

Mỹ đang lên kế hoạch triển khai các đơn vị tên lửa tiên tiến tới Nhật Bản và Philippines nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng với các đồng minh.
Nước Anh nỗ lực vì một thế hệ không khói thuốc

Nước Anh nỗ lực vì một thế hệ không khói thuốc

Với 415 phiếu thuận và 47 phiếu chống, Hạ viện Anh thông qua dự luật thuốc lá và thuốc lá điện tử nhằm tạo nên thế hệ không khói thuốc đầu tiên.
Ukraine tuyên bố sẽ phản công, Nga nói còn xa mới đến đàm phán, 'cơn ác mộng' dành cho phòng không Kiev lộ diện

Ukraine tuyên bố sẽ phản công, Nga nói còn xa mới đến đàm phán, 'cơn ác mộng' dành cho phòng không Kiev lộ diện

Quân đội Ukraine muốn giành chiến thắng trong xung đột với Nga và sẽ tiến hành phản công để thực hiện điều này.
Mỹ chính thức vào quá trình chuyển giao quyền lực, phong thanh tin nhóm ông Trump muốn làm điều này với Triều Tiên

Mỹ chính thức vào quá trình chuyển giao quyền lực, phong thanh tin nhóm ông Trump muốn làm điều này với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chính thức bắt đầu quá trình chuyển giao với chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, câu hỏi đặt ra là liệu ông có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao như nhiệm kỳ đầu hay không?
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
Phiên bản di động