Nhỏ Bình thường Lớn

Nhật Bản đẩy mạnh “xuất khẩu” văn hóa, giải trí

TGVN. Ngành công nghiệp dịch vụ Nhật Bản đang mạo hiểm xâm nhập vào Trung Quốc và Đông Nam Á với hy vọng đưa nét văn hóa đặc sắc của xứ sở Mặt trời mọc đến với những thị trường tiềm năng này…
TIN LIÊN QUAN
nhat ban day manh xuat khau van hoa giai tri Nhật Bản tặng tour du lịch và ứng dụng điện thoại cho phóng viên dự Hội nghị G20
nhat ban day manh xuat khau van hoa giai tri Nhật Bản sắp ra mắt xe buýt tự động dừng xe
nhat ban day manh xuat khau van hoa giai tri
Trung tâm giải trí Round One của Nhật Bản thu hút một lượng lớn khách du lịch đến từ Trung Quốc và Đông Nam Á. (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Với doanh thu hơn 4 nghìn tỷ Yên (tương đương 36,9 tỷ USD) đến từ khách du lịch quốc tế, rất nhiều công ty, tập đoàn giải trí Nhật Bản đang lên kế hoạch giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống như tắm nước nóng, giải trí và ẩm thực… đến thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á.

Từ trải nghiệm thư giãn…

Theo số liệu từ Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, khách du lịch quốc tế đến xứ Phù Tang đã tăng 9%, đạt 31,19 triệu người trong năm 2018. Chi tiêu của khách quốc tế cũng tăng hơn gấp 3 lần, từ 1,4 nghìn tỷ Yên năm 2013 lên 4,5 nghìn tỷ Yên trong năm 2018.

Trước, trong và thậm chí sau chuyến đi, khách du lịch châu Á thường có xu hướng mua mỹ phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày của Nhật Bản. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, hai nhà sản xuất mỹ phẩm lớn nhất xứ sở hoa anh đào là Shiseido và Kose đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng.

Yang Yumin (25 tuổi) đến từ Thượng Hải (Trung Quốc) bắt đầu quan tâm đến văn hóa Nhật Bản sau lần du lịch đến đất nước này. Yang tiết lộ, mỗi lần nhớ xứ sở Phù Tang, cô thường xuyên lui tới Gokurakuyu – chuỗi nhà tắm hơi phong cách Nhật ở Thượng Hải. Đây là chuỗi dịch vụ thuộc tập đoàn Gokurakuyu Holdings, chuyên cung cấp các dịch vụ xông hơi, tắm nước nóng, spa đá, và ẩm thực mang đặc trưng của Nhật Bản.

Sau thời gian nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc, Tập đoàn Gokurakuyu nhận thấy, người dân nước này thường có xu hướng tin tưởng lời giới thiệu từ người quen và phương tiện truyền thông xã hội hơn là thông qua nguồn tin từ Chính phủ hoặc các phương tiện truyền thông truyền thống.

Mang lại cảm giác thân thiện với hình ảnh bát mì Nhật chảy xuống vạt tre dài, chi nhánh Gokurakuyu tại Thượng Hải đã nhận được không ít bình luận tích cực trên mạng xã hội Trung Quốc như “Tôi thấy nội thất Nhật Bản thật thú vị” hay “Gokurakuyu rất sạch sẽ và hoàn toàn khác biệt so với các hãng dịch vụ khác tại Đại Lục”...

Mặc dù từng gặp khó khăn khi mới khai trương chi nhánh tại Trung Quốc vào năm 2013, Gokurakuyu đã nhanh chóng thu hút một lượng lớn khách hàng tại nước láng giềng thông qua hình thức “truyền miệng” và thu được lợi nhuận chỉ một năm sau đó. Hiện tại, Tập đoàn của Nhật Bản đang điều hành 8 cửa hàng, bao gồm cả nhượng quyền thương mại tại Trung Quốc, đồng thời lên kế hoạch bổ sung thêm 4 cửa hàng trong vài năm tới.

…đến giải trí và ẩm thực

Nhà điều hành trung tâm giải trí Nhật Bản Round One cũng đang cố gắng mở rộng một số hình thức giải trí sang thị trường quốc tế. Sự nổi tiếng của Round One đối với khách du lịch quốc tế đã khiến Tập đoàn này tính đến việc mở rộng thị trường sang các quốc gia láng giềng, thậm chí “xuất khẩu” sang tận Mỹ, Nga.

Khách du lịch từ Trung Quốc và Đông Nam Á thường xuyên đến các trung tâm của Round One tại Osaka để trải nghiệm các khu vui chơi bowling, trò chơi điện tử, game mạo hiểm và karaoke…

Công ty này tiết lộ sẽ thử nghiệm mở một số cửa hàng tại Trung Quốc để đánh giá thị trường và tìm hiểu môi trường pháp lý của quốc gia đông dân này. Theo đó, Round One đặt trọng tâm vào việc cải thiện nhận diện thương hiệu tại Trung Quốc nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn. “Việc khách du lịch nước ngoài tận hưởng các trò chơi và bộ môn thể thao tại Round One ở Nhật Bản khiến chúng tôi nhận ra rằng khả năng thành công của tập đoàn ở thị trường nước ngoài không phải là không thể”, Giám đốc Round One Masahiko Sugino khẳng định.

Về ẩm thực, chuỗi nhà hàng nổi tiếng sushi Ganko Food Service dự kiến mở nhà hàng Nhật Bản tại Đài Loan (Trung Quốc) và nhà hàng sushi băng chuyền ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Theo đó, Ganko sẽ chuyển nguyên liệu từ Nhật Bản đến hai địa điểm trên nhằm đem lại những trải nghiệm ẩm thực đích thực cho khách hàng.

Năm 2018, khoảng 1,35 triệu khách du lịch nước ngoài đã ghé thăm 100 cửa hàng của Ganko tại Nhật Bản, chiếm 10% tổng lượng khách hàng của tập đoàn. Trong số các quốc gia, khách du lịch Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất, chiếm khoảng 8,38 triệu, tiếp theo là Hàn Quốc với 7,54 triệu. Trong khi đó, khách du lịch Đông Nam Á đến xứ Phù Tang tăng trưởng rõ rệt so với năm 2017, trong đó mức tăng của Việt Nam là 26%, còn của Philippines là 19%.

Nhằm mang lại những trải nghiệm kiểu Nhật Bản, bên cạnh việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ kỹ thuật số, doanh nghiệp của Nhật còn phải thuê mặt bằng, nhân viên người Trung Quốc để điều hành, cũng như duy trì các cơ sở và dịch vụ tiêu chuẩn.

Tuy vậy, không phải công ty Nhật Bản nào cũng thành công tại thị trường Trung Quốc. Một số công ty Nhật Bản từng “xuất khẩu” dịch vụ giải trí đã buộc phải rút khỏi thị trường Trung Quốc do gặp khó khăn. Tập đoàn Duskin tháng 3/2019 đã quyết định rút chuỗi nhà hàng bánh rán Mister Donut ra khỏi Trung Quốc do giá lao động tăng vọt và các chi phí khác ảnh hưởng đến thu nhập. Chuỗi nhà hàng Ootoya Holdings cũng đã phải thanh lý trụ sở tại Thượng Hải vào năm 2016 do những khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác địa phương và mua sắm nguyên liệu.

nhat ban day manh xuat khau van hoa giai tri

Nhật Bản: Thắt chặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ tiên tiến

Ngày 20/5, Chính phủ Nhật Bản đã đưa vào xem xét việc thắt chặt xuất khẩu công nghệ tiên tiến ứng dụng robot và trí ...

nhat ban day manh xuat khau van hoa giai tri

Tân Nhật hoàng Naruhito lần đầu xuất hiện, "cam kết tự hoàn thiện mình"

Ngày 4/5, tân Nhật hoàng Naruhito đã xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng tại Hoàng cung ở Thủ đô Tokyo kể từ sau ...

nhat ban day manh xuat khau van hoa giai tri

Nhật Bản: Xuất khẩu giảm và nỗi lo áp thuế từ Mỹ

Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm tháng thứ ba liên tiếp do dấu hiệu căng thẳng ngày càng tăng đối với nền kinh tế ...

Lâm Anh (theo Nikkei Asian Review)