Nhật Bản: Không được phép lãng quên phán quyết PCA về Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc

Phương Hà
Tờ Japan Times vừa qua đã đăng xã luận khẳng định rằng phán quyết về Biển Đông mà Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) đưa ra năm 2016 không phải là lời nói suông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản kiên quyết bảo vệ phán quyết của PCA về vấn đề Biển Đông
Trung Quốc xây dựng những căn cứ phi pháp trên Biển Đông. (Nguồn: Japan Times)

Yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở

Ngày 12/7/2016, cách đây 5 năm, PCA đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với những khu vực rộng lớn ở Biển Đông. Đáng buồn, phán quyết này hầu như không tác động gì đến hành vi của Trung Quốc. Bắc Kinh không từ bỏ hay cắt giảm các yêu sách của mình để tuân thủ phán quyết trong khi các hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc vẫn không suy giảm.

Năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà cả hai nước đều ký kết. Vụ kiện này diễn ra sau hai tháng tranh chấp giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, một bãi đá ngầm mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.

Các luật sư của Philippines tuyên bố rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với những vùng rộng lớn ở Biển Đông là vô căn cứ và phi pháp. Đáp lại, Trung Quốc nói rằng các yêu sách chủ quyền của họ dựa trên những bằng chứng lịch sử về việc tàu thuyền Trung Quốc sử dụng vùng biển này, được thể hiện trong một bản đồ có “Đường 9 đoạn” mà Trung Quốc khẳng định quyền tài phán của họ ở đó.

Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ nêu những yêu sách đó ở trước tòa. Bắc Kinh từ chối tham gia vào vụ kiện này và bác bỏ tính hợp pháp của nó, khẳng định đây là vấn đề chủ quyền quốc gia và là tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Philippines, và do vậy, không thuộc quyền xét xử của tòa trọng tài.

Trong quá trình phân xử kéo dài 3 năm, Trung Quốc đã biến 7 bãi đá ngầm khác thành đảo nhân tạo, biến chúng thành những tiền đồn quân sự với đường băng, nhà chứa máy bay... Đồng thời, Trung Quốc liên tục quấy rối các tàu và thuyền đánh cá của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Sau đó, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Tòa không tìm thấy bằng chứng về sự kiểm soát độc quyền trong lịch sử. Quan trọng hơn, tòa khẳng định UNCLOS là cơ sở duy nhất để khẳng định các quyền hợp pháp và các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS.

Tòa Trọng tài kết luận Trung Quốc đã vi phạm “các quyền chủ quyền của Philippines khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này”. Bên cạnh đó, tòa cũng kết luận rằng các hoạt động cải tạo của Trung Quốc đang gây “tác hại nghiêm trọng đối với môi trường rạn san hô”. Đó là một chiến thắng vang dội của Philippines.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ và bác bỏ phán quyết. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “phán quyết (của PCA) là vô hiệu, không có giá trị và không có tính ràng buộc. Trung Quốc không chấp nhận và không công nhận phán quyết đó”.

Mọi hành động của Trung Quốc sẽ phải trả giá

Tin liên quan
Vấn đề Biển Đông: Nhật Bản tỏ quan ngại, Indonesia kêu gọi giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982 Vấn đề Biển Đông: Nhật Bản tỏ quan ngại, Indonesia kêu gọi giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982

Bài viết trên tờ Japan Times nhấn mạnh, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu một lần nữa kêu gọi Trung Quốc công nhận phán quyết của PCA, đồng thời lưu ý rằng sự bác bỏ của Bắc Kinh (đối với phán quyết của PCA) “đi ngược lại nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và làm suy yếu nguyên tắc thượng tôn pháp luật”.

Nhắc lại lời của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng cảnh báo rằng “không có nơi đâu mà trật tự hàng hải dựa trên luật lệ đang bị đe dọa lớn như ở Biển Đông”, Ngoại trưởng Motegi nói thêm rằng Trung Quốc vẫn “tiếp tục chèn ép và đe dọa các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, đe dọa tự do hàng hải trên tuyến đường biển quốc tế cực kỳ quan trọng này".

Ngoại trưởng Blinken cũng nhắc nhở Bắc Kinh rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào tàu thuyền hoặc máy bay của Philippines “sẽ kích hoạt các cam kết tương trợ quốc phòng của Mỹ với Philippines”.

Có lẽ điều khiến Bắc Kinh thất vọng nhất là việc Manila cũng bảo vệ phán quyết này. Hồi tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin Jr. đã gọi phán quyết này là "cuối cùng" và nói rằng phán quyết "tiếp tục là một cột mốc quan trọng trong luật quốc tế".

Bộ trưởng Teodoro Locsin Jr. đã phát biểu như vậy sau khi Tổng thống Duterte tuyên bố trước Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi năm 2020 rằng “Chúng tôi kiên quyết bác bỏ các nỗ lực làm suy yếu phán quyết của PCA” và hoan nghênh việc ngày càng có nhiều quốc gia ủng hộ phán quyết đó.

Những năm đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Duterte có phần chưa đánh giá cao giá trị của phán quyết, tuy nhiên, gần đây ông Duterte đã có sự thay đổi.

Phán quyết về Biển Đông là một viên gạch trên bức tường chống đỡ cho một trật tự dựa trên luật lệ. Phán quyết đó cần phải nhận được sự ủng hộ.

Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông: Cần nhưng không nóng vội

Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông: Cần nhưng không nóng vội

Tuân thủ luật pháp quốc tế là mong muốn của các quốc gia. Xây dựng cơ chế khu vực quản lý, giải quyết tranh chấp ...

Việt Nam nêu ba đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với thách thức an ninh biển

Việt Nam nêu ba đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với thách thức an ninh biển

Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), tối ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ 6 ngày 3/5/2024. SXMB 3/5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 6. xổ ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Xem tử vi 3/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay, thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMT ...
XSMN 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 3/5/2024. xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 3/5/2024. xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. SXMN 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMN thứ 6. Kết quả xổ số ngày ...
XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 3/5/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu chung kết U23 châu Á 2024 - U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan; Serie A - Torino vs Bologna

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu chung kết U23 châu Á 2024 - U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan; Serie A - Torino vs Bologna

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Luton Town vs Everton; V-League vòng 16 - Hà Tĩnh vs Quảng ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động