Nhỏ Bình thường Lớn

Nhật Bản lo ngại ốc sên trước nguy cơ tuyệt chủng do môi trường khô hạn

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng ngày càng ít ốc sên xuất hiện vào mùa mưa ở nước này khi diện tích các khu vực khô hạn và đô thị tăng lên.
Nhật Bản lo ngại ốc sên có nguy cơ tuyệt chủng trong môi trường khô hạn
Ốc sên ngày càng hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng tại Nhật Bản. (Ảnh minh họa: Japan Times)

Trong đó, một nửa số loài ở vùng phía Tây Kinki (Osaka và các tỉnh lân cận) có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, hiện có khoảng 800 loài ốc sên ở Nhật Bản.

Tin liên quan
Campuchia phát hiện ổ cá sấu Xiêm quý hiếm gần tuyệt chủng Campuchia phát hiện ổ cá sấu Xiêm quý hiếm gần tuyệt chủng

Những nỗ lực tạo ra các “khu vực xanh” mới cho ốc sên sinh sống có thể sẽ không hiệu quả vì loài này khó có thể đến được những khu vực như vậy do khả năng di chuyển kém.

Nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Bảo tàng Hồ Biwa ở tỉnh Shiga - Katsuki Nakai cho biết, số lượng ốc sên đang giảm dần ở những nơi gần con người sinh sống do quá trình đô thị hóa: “Ngay cả khi cây được trồng gần đó, ốc sên cũng không thể tự mình tiếp cận cây để biến chúng thành nơi trú ngụ vì chúng di chuyển chậm bằng chất nhầy”.

Theo ông, khoảng 100 trong số khoảng 200 loài ốc sên ở Kinki đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hầu hết sống trong rừng và nhiều loài được cho là bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong thảm thực vật và đất do mưa acid, một phần là do hươu ăn.

Nhiều loài sống trong những khu vực rất nhỏ, nghĩa là việc mất đi một môi trường sống duy nhất có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nakai cũng cảnh báo về việc chủ động di chuyển ốc sên vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các loài bản địa.

Trong khi đó, Phó Giáo sư Tsukasa Waki tại Đại học Toho, nghiên cứu về ký sinh trùng ở động vật có vỏ cho biết, sự mở rộng của các vùng khô hạn là yếu tố dẫn đến sự suy giảm số lượng ốc sên.

Ốc sên dễ bị tổn thương trong môi trường khô hạn, thường thích sống ở những nơi ẩm ướt như các đống lá rụng. Tuy nhiên, chúng đang “mất nơi ẩn náu” vì lá rụng và cây mục thường bị loại bỏ khỏi các công viên ở khu vực thành thị.

Theo ông: “Điều quan trọng là phải tiếp tục bảo vệ môi trường sống của loài ốc sên hiện tại” để ngăn chặn sự suy giảm quần thể ốc sên. “Điều quan trọng nữa là phải khuyến khích nhiều người biết về tình hình hiện tại và quan tâm đến vấn đề này”.

Australia nỗ lực cứu loài chim khổng lồ không biết bay khỏi nguy cơ tuyệt chủng

Australia nỗ lực cứu loài chim khổng lồ không biết bay khỏi nguy cơ tuyệt chủng

Với đôi chân của loài khủng long săn mồi Velociraptor và chiếc cổ màu xanh neon nổi bật, loài đà điểu đầu mào phương Nam ...

Trung Quốc: Tìm thấy loài cò thìa mặt đen có nguy cơ tuyệt chủng đang sinh sản ở đồng bằng sông Hoàng Hà

Trung Quốc: Tìm thấy loài cò thìa mặt đen có nguy cơ tuyệt chủng đang sinh sản ở đồng bằng sông Hoàng Hà

Mới đây, giới chức bảo tồn thiên nhiên Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện hai con cò non giống mỏ thìa mặt đen tại ...

Brazil tìm thấy hóa thạch loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Brazil tìm thấy hóa thạch loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Một nhà khoa học người Brazil cho biết, tìm thấy hóa thạch của một loài bò sát nhỏ giống cá sấu sống trong kỷ Tam ...

Văn khấn rằm tháng 6 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 6 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 6 (15/6) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, ...

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/7/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 7 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/7/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 7 năm 2024

Âm lịch hôm nay 20/7. Xem lịch âm hôm nay 20/7/2024? Lịch vạn niên 20/7/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng ...

(theo TTXVN)