Hai nước sẽ tiến hành các cuộc đàm phán vào thứ Năm tuần tới (9/8) sau khi Nhật Bản đã hoàn tất các quy trình trong nước thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký Hiệp định thương mại tự do ( FTA) với Liên minh châu Âu. Trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 tới, các chuyên gia thương mại cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump rất trông chờ vào những kết quả đạt được và do vậy, vòng đàm phán đầu tiên về một hiệp định khung mới sẽ rất quan trọng.
Mỹ là thị trường lớn với gần 3,8 triệu ô tô được các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất mỗi năm. (Bloomberg) |
Lo ngại Mỹ sẽ gây sức ép yêu cầu mở cửa lĩnh vực nông nghiệp, Nhật Bản được dự đoán sẽ nhấn mạnh những lợi ích mà các hiệp định thương mại đa phương đem lại. Nhật Bản đã có quan điểm “quan sát và chờ đợi” và không có những động thái mang tính đáp trả nào kể từ khi Mỹ áp đặt mức thuế quan mới cao hơn đối với thép và nhôm nhập khẩu của nhiều nước vào đầu năm nay. Mặc dù Washington vẫn đang tiến hành cuộc điều tra nhằm làm rõ liệu các sản phẩm ô tô nhập khẩu có phải là mối đe dọa đến an ninh quốc gia hay không, nhưng viễn cảnh về việc áp đặt các mức thuế quan cao hơn (có thể lên đến 25%) đã khiến các quốc gia xuất khẩu ô tô như Nhật Bản có lý do phải lo ngại. Hiện tại, việc có được ngoại lệ có lẽ sẽ là ưu tiên cao của Nhật Bản trong bối cảnh các nhà phân tích dự báo tác động tiềm ẩn đối với ngành công nghiệp ô tô nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung có thể sẽ trở nên nghiêm trọng. Trong lịch sử, giữa Mỹ và Nhật Bản có rất nhiều những bất đồng về thương mại trên nhiều lĩnh vực, từ dệt may, thịt bò, bia cho đến ô tô và các linh kiện bán dẫn. Sau những cuộc đàm phán về ô tô trong thập niên 1990, các hãng chế tạo ô tô Nhật Bản đã đẩy mạnh sản xuất tại Mỹ, cũng như tăng cường mua phụ tùng ô tô từ nước này. Các nhà phân tích cho rằng các quan chức Nhật Bản dường như sẽ có viện dẫn về những đóng góp đối với nước Mỹ của các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản.
Mỹ là thị trường lớn với gần 3,8 triệu ô tô được các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất mỗi năm. Theo các nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Daiwa, nếu mức thuế quan 20% được áp đặt đối với ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ làm tăng chi phí thêm khoảng 950 tỷ Yen (tương đương 8,5 tỷ USD). Khi tính đến tác động đối với các sản phẩm được các Hãng ô tô Nhật chế tạo tại Mỹ và xuất khẩu tới các nước như Mexico và Canada, những nước sau đó lại xuất khẩu sang Mỹ thì tổng chỉ phí còn tăng lên đến ít nhất 1.750 tỷ Yen. Cuộc đàm phán cao cấp nói trên diễn ra sau khi tháng Bảy vừa qua, Mỹ và EU đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phàn nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, tránh nguy cơ nảy sinh cuộc chiến tranh thương mại xuyên Đại Tây Dương. Những tuyên bố của ông Trump về thương mại, việc Mỹ bất ngờ rút khỏi TPP (nay là CPTPP) và việc áp đặt các mức thuế quan cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn đã làm rúng động các thị trường tài chính. Điều đó cũng gây ra mối lo ngại đối với xu hướng tìm kiếm cách tiếp cận đa phương mà các quốc gia đang hướng tới nhằm đối phó với sựgia tăng chủ nghĩa bảo hộ.