Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm tháng thứ 5 liên tiếp vì lạm phát tăng tốc. (Nguồn: Bloomberg) |
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho chỉ số này giảm là do kể từ đầu năm tới nay, lạm phát ở Nhật Bản đã liên tục tăng cao hơn so với tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa.
Theo MHLW, trong tháng 8, tiền lương danh nghĩa bình quân của một lao động ở Nhật Bản chỉ tăng 1,7% lên 279.388 yen/người, trong đó số tiền chi trả định kỳ, bao gồm tiền lương cơ bản, chỉ tăng 1,6%; tiền làm thêm và các khoản chi trả không thường xuyên tăng 4,3%; tiền thưởng và các khoản chi trả đặc biệt khác tăng 0,7%.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản (không bao gồm biến động giá thực phẩm tươi sống) của Nhật Bản tăng 2,8%, cao hơn nhiều so với con số 2,4% trong tháng trước đó và cao nhất kể từ tháng 10/2014. Đây là tháng thứ 12 liên tiếp chỉ số này tăng nhưng là tháng thứ 5 liên tiếp ở trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
CPI sử dụng để tính lương thực tế tăng tới 3,5%, cao nhất kể từ tháng 9/2014.
Giới phân tích nhận định, trong bối cảnh lạm phát đang tăng tốc nhưng tốc độ tăng tiền lương vẫn còn chậm, nhiều người ở Nhật Bản có thể sẽ phải “thắt lưng, buộc bụng”. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau đại dịch.
Cùng ngày, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo dự trữ ngoại hối của nước này ở thời điểm cuối tháng 9/2022 là 1.240 tỷ USD, giảm khoảng 50 tỷ USD so với một tháng trước đó.
Theo Bộ này, trong tổng dự trữ ngoại hối của nước này, tiền gửi, vốn có thể sử dụng ngay lập tức để can thiệp vào thị trường tiền tệ, là 136,11 tỷ USD. Giá trị của các loại chứng khoán là 985,27 tỷ USD, giảm mạnh so với con số 1.040 tỷ USD.
Giới phân tích nhận thấy, sự sụt giảm về dự trữ ngoại hối của Nhật Bản chủ yếu xuất phát từ việc nước này can thiệp vào thị trường tiền tệ để chặn đà mất giá của đồng yen.
Hôm 22/9, Bộ Tài chính Nhật Bản đã lần đầu tiên can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng nghiệp vụ bán USD để mua Yen trong vòng 24 năm qua.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki, chi phí cho việc can thiệp vào thị trường thông qua nghiệp vụ bán USD để mua yen hôm 22/9 có thể tốn khoảng 2.840 tỷ yen (khoảng 20 tỷ USD).
Việc can thiệp vào thị trường đã có “hiệu quả nhất định” và đóng vai trò như lời cảnh báo cho những kẻ đầu cơ - những người đứng sau sự mất giá mạnh nhất của đồng yen trong 24 năm qua so với đồng USD trong thời gian gần đây.
Mặc dù vậy, vào sáng 7/10, tại thị trường Tokyo, tỷ giá giữa đồng Yen của Nhật Bản và đồng bạc xanh của Mỹ vẫn ở trên ngưỡng tâm lý quan trọng 145 Yen/USD.
Vào lúc 9 giờ sáng 7/10, tỷ giá mua-bán giữa hai đồng tiền này được niêm yết ở mức 145,03-06 Yen/USD.
| Đồng Yen tăng nhanh sau 'bước đi quyết định' của chính phủ Nhật Bản, chuyên gia đặt dấu hỏi Tối 22/9, sau khi chính phủ Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ để chặn đà mất giá của đồng nội tệ, đồng ... |
| BoJ quyết duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, Yen giảm mạnh, chính phủ Nhật Bản hành động đặc biệt Ngày 22/9, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để củng cố đồng Yen, vốn đã giảm ... |
| Ngày 20/9, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố báo cáo cho biết, lạm phát của nước này trong tháng 8 đã ... |
| Nhật Bản gấp rút xây dựng gói kích thích kinh tế hơn 200 tỷ USD Ngày 15/9, trong phiên họp nội bộ của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu ... |
| Nga-châu Âu tiếp tục căng thẳng liên quan nguồn cung khí đốt, EU gia hạn lệnh trừng phạt Moscow, Mỹ đối mặt nguy cơ suy ... |