Giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm tại Nhật Bản đã leo thang trong thời gian ngắn và sẽ không ngừng gia tăng do đồng Yen mất giá. (Nguồn: AFP) |
Cô Ooko, một bà nội trợ đang sinh sống tại Tokyo cho biết, chi phí cho mỗi lần đi siêu thị của gia đình cô thời điểm này đã gia tăng đáng kể so với thời điểm đầu năm 2022.
“Triển vọng sáng là đại dịch Covid-19 đã dần qua đi và mọi thứ đang dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, điều khiến mọi người lo lắng là giá cả đang leo thang và tình trạng bất an không biết bao giờ mặt bằng giá có thể quay lại như cũ”, cô nói.
Những lo ngại của cô Ooko không phải là không có cơ sở. Báo cáo của Công ty phân tích Teikoku Databank, khảo sát 105 nhà sản xuất thực phẩm lớn trên khắp Nhật Bản cho thấy, gần 10.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng giá trong 3 tháng tới và đã có 10.000 mặt hàng tăng giá trước đó.
Các công ty dự báo giá cả các mặt hàng sẽ tăng trung bình 14%, trong khi nhiều nhà sản xuất không loại trừ khả năng giá sẽ tiếp tục tăng nhiều hơn vào cuối năm hoặc đầu năm 2023.
Mặt bằng giá cao hơn do chi phí nguyên liệu và vật liệu thô tăng, cùng với chi phí nhiên liệu vận chuyển cao hơn. Và người tiêu dùng tất nhiên sẽ phải “gánh” tất cả những chi phí này.
Tin liên quan |
Nhật Bản lo lắng đồng Yen xuống dốc |
Bất ổn từ việc đồng Yen trượt giá
Những ngày qua, đồng Yen đã giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm so với USD, các chuyên gia phân tích tiếp tục cảnh báo về sự bất ổn của đồng tiền này thời gian tới.
Người tiêu dùng và các công ty Nhật Bản đã chuẩn bị cho kịch bản mặt bằng giá cả sẽ gia tăng đáng kể, đặc biệt là đối với hàng hóa thiết yếu và nhu yếu phẩm.
Sáng 2/9, đồng Yen dao động ở mức 140 Yen đổi 1 USD sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 24 năm trên thị trường New York, Mỹ.
David Forrester, chiến lược gia cấp cao tại Credit Agricole CIB ở Hong Kong (Trung Quốc), cho biết việc trượt giá xuống mức 140 đánh dấu "mốc mức độ kỹ thuật quan trọng”.
Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chủ yếu khiến đồng Yen mất giá mạnh so với USD là do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng khoảng cách lãi suất giữa các nền kinh tế Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục nới rộng nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất trong phiên họp thường kỳ tháng Chín, trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn kiên định với chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế.
Martin Schulz, chuyên gia kinh tế trưởng của Fujitsu’s Global Market Intelligence Unit, nhận định tầng lớp thu nhập trung bình của Nhật Bản sẽ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất khi đồng Yên yếu, khi đó hóa đơn hàng hóa hàng tuần sẽ tăng vọt.
“Giá thực phẩm đang dần gia tăng tại nhiều nơi do chi phí nhập khẩu tăng, nhiều loại thực phẩm được sản xuất trong nước cũng tăng do ngành chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào thức ăn nhập khẩu”, ông Martin Schulz dẫn chứng.
Nỗ lực từ chính phủ
Trong nỗ lực xoa dịu những lo lắng ngày càng gia tăng về việc đồng Yen trượt giá, hôm 1/9, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết, những biến động nhanh chóng về giá trị của đồng tiền này là “không mong muốn” và tỷ giá tiền tệ sẽ “di chuyển ổn định, phản ánh các nguyên tắc cơ bản về kinh tế”.
Ngày 2/9, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki đã khẳng định lại điều này và thông tin chính phủ Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến của đồng Yen “với tinh thần cảnh giác cao độ” và các nhà chức trách sẽ thực hiện những “hành động thích hợp”, phối hợp với các chính phủ khác trong trường hợp cần thiết.
Chi tiết về kế hoạch “hành động thích hợp” đang được xem xét.
Lạm phát ở Nhật Bản đang ở mức cao nhất trong 7 năm và giá các mặt hàng không bao gồm sản phẩm tươi sống đã tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái - nhưng BoJ coi mức tăng này là tạm thời và cho biết vẫn cam kết với chính sách hiện tại.
Lạm phát tại Nhật Bản đang ở mức cao nhất trong 7 năm. (Nguồn: AFP) |
“Lạm phát không chỉ tăng nhanh mà còn mở rộng ra ngoài lạm phát giá thực phẩm và năng lượng. Nếu BoJ không thay đổi lập trường thì Bộ Tài chính cần phải can thiệp để giảm lạm phát nhập khẩu do đồng Yen yếu hơn”, ông David Forrester phân tích.
Khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất ở Mỹ và Nhật Bản đã khuyến khích các nhà đầu tư bán tháo đồng Yen, vốn từng được coi là một trong những đồng tiền “trú ẩn an toàn” tốt nhất thế giới. Đồng Yen yếu cũng đang gây lo lắng cho các nhà đầu tư và các nhà sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu, trong bối cảnh giá nguyên liệu thô đang gia tăng hàng ngày.
“Trong quá khứ, đồng Yen luôn là đồng tiền trú ẩn an toàn, nhưng năm nay bối cảnh đã thay đổi khi thế giới biến động, khủng hoảng, đặc biệt là cuộc xung đột Nga-Ukraine và kinh tế Trung Quốc giảm tốc”, ông Martin Schulz nhận định. Chuyên gia kinh tế này kỳ vọng tình hình sẽ bắt đầu xoay chuyển vào đầu năm 2023.
“Chính phủ Nhật Bản vừa thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch, không yêu cầu giấy xét nghiệm PCR để thu hút thêm khách du lịch vào tuần tới. Đây sẽ là nguồn thu ngoại tệ khổng lồ cho ngân sách và sẽ giúp đồng Yen mạnh lên.
Bên cạnh đó, kinh tế Nhật Bản cũng sẽ được thúc đẩy khi kinh tế Mỹ cải thiện và những vấn đề trong chuỗi cung ứng toàn cầu được giải quyết”, ông Martin Schulz kỳ vọng.
| Ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt, kinh tế Nhật Bản đứng trước những 'cơn gió ngược' Văn phòng Nội các Nhật Bản mới đây thông báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 2,2% trong giai đoạn từ ... |
| Nhật Bản: Đồng Yen tiếp đà tăng giá so với USD và Euro Trong phiên giao dịch sáng 2/8, đồng Yen tiếp đà tăng so với đồng USD và Euro trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư đang ... |
| Chính phủ Nhật Bản 'chăm' các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu phát triển ở nước ngoài Chính phủ Nhật Bản sẽ thành lập Phòng hỗ trợ đầu tư và kinh doanh nước ngoài thuộc Văn phòng Chính phủ nhằm hỗ trợ ... |
| Thâm hụt thương mại của Nhật Bản nửa đầu năm 2022 cao kỷ lục Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 21/7, thâm hụt thương mại của nước này trong nửa đầu năm 2022 ... |
| Đồng Yen suy yếu, Tokyo tụt hạng trong danh sách thành phố đắt đỏ nhất toàn cầu Tokyo đã từ vị trí thứ ba xuống thành phố đắt đỏ thứ chín đối với những người làm việc ở nước ngoài vào năm ... |