TIN LIÊN QUAN | |
Brazil: Mỹ "chèn ép" trong thỏa thuận áp thuế nhôm, thép | |
EU: Chính sách bảo hộ thương mại đe dọa sự tăng trưởng kinh tế Eurozone |
Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của ba quốc gia này cảnh báo về nguy cơ của chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời nhất trí đảm bảo theo đuổi cơ chế thương mại mở cửa và đa phương. Tuyên bố nhấn mạnh mặc dù kinh tế toàn cầu đang duy trì đà tăng trưởng vững chắc, song các nước cần cảnh giác trước nguy cơ đe dọa kinh tế phục hồi như sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ cũng như chính sách siết chặt tiền tệ mà nhiều nước đang theo đuổi.
Các quan chức đứng đầu ngành tài chính Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm sau cuộc họp ba bên. (Nguồn: Nikkei Asian Review) |
Cũng trong tuyên bố này, các quan chức của 3 nước bày hoan nghênh Tuyên bố Bàn Môn Điếm đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 vừa qua hướng tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" bán đảo Triều Tiên, đồng thời bày tỏ hy vọng về sự tiến bộ trong tương lai, trong đó những căng thẳng địa chính trị trong khu vực giảm bớt.
Cuộc họp giữa người đứng đầu cơ quan tài chính của 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh "bóng ma" chiến tranh thương mại hiện hữu do tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc sau quyết định của Washington tăng thuế đối với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu của Bắc Kinh. Tại Hội nghị thường niên của ADB khai mạc ngày 3/5 tại Manila với sự tham gia của 67 nền kinh tế thành viên, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao bày tỏ quan ngại về khả năng tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế châu Á.
Seoul, Washington "hội ý" trước cuộc gặp Mỹ - Triều Ngày 25/4, Phủ Tổng thống Hàn Quốc thông báo, Hàn Quốc và Mỹ đang nỗ lực xúc tiến, nhằm đảm bảo hội nghị thượng đỉnh ... |
Thương mại tự do là trọng tâm tại hội nghị các bộ trưởng G20 Này 19/4, các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã bắt đầu ... |
Thiếu "ông lớn" Mỹ, các nền kinh tế Mỹ Latin đi về đâu? Sự phụ thuộc nhiều vào Mỹ có thể khiến "con thuyền kinh tế" Mỹ Latin dễ dàng chao đảo trước những biến động của thị ... |