Nhỏ Bình thường Lớn

Nhật thực toàn phần giúp chúng ta đo lường lịch sử cổ đại như thế nào?

Nhật thực toàn phần xảy ra theo một lịch trình đáng tin cậy mà chúng ta có thể tính toán trước từ lâu. Thông tin về nhật thực giúp các nhà nghiên cứu xác định niên đại của các sự kiện bí ẩn trong lịch sử cổ đại.
Nhật thực toàn phần giúp chúng ta đo lường lịch sử cổ đại như thế nào
Nhật thực toàn phần giúp các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử cổ đại. (Ảnh minh họa. Nguồn: Space.com)

Vào năm 648 trước Công nguyên, nhà thơ Hy Lạp Archilochus đã viết về hiện tượng nhật thực rằng: “Không có gì đáng ngạc nhiên hơn nữa, không thể kỳ diệu hơn, giờ đây thần Zeus, người cha của các vị thần trên đỉnh Olympus, đã tạo ra màn đêm giữa ban ngày, che giấu ánh sáng của Mặt trời lấp lánh”.

Nhật thực toàn phần đã khiến con người mê mẩn và kính sợ nó trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, đầu năm 585 trước Công nguyên, người Lydian và người Medes đang chiến đấu với nhau ở vùng đất là Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, thì có nhật thực toàn phần xuất hiện. Cả hai bên đều coi nhật thực là điềm báo chấm dứt chiến tranh, nên họ đã đồng ý đình chiến.

Ngày nay, chúng ta biết rằng, nhật thực toàn phần - giống như hiện tượng nhật thực sắp tới được dự báo xảy ra vào ngày 8/4 - là hiện tượng vũ trụ khi Mặt trăng đi vào khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời, tạm thời che khuất Mặt trời. Nhưng vào thời cổ đại, con người chưa biết nguyên nhân này.

Tuy nhiên, các dân tộc ở thời cổ đại đã lưu ý đến nhật thực toàn phần. Khắp nơi trên Trái đất, có rất nhiều câu chuyện thần thoại về ngày chuyển sang đêm hoặc Mặt trời bị tiêu diệt, và những ghi chép này đang mở ra một nhánh nghiên cứu mới - đó là khảo cổ học thiên văn.

Bộ môn khảo cổ học thiên văn sử dụng các ghi chép thiên văn để giúp xác định niên đại của những khoảnh khắc hoặc sự kiện quan trọng trong lịch sử. Trong tất cả các hiện tượng thiên văn, nhật thực toàn phần là một trong những thước đo tốt nhất vì chúng chỉ có thể nhìn thấy được ở một thời điểm và địa điểm nhất định .

Tin liên quan
Khám phá mới: Lõi Trái đất là một Khám phá mới: Lõi Trái đất là một 'hành tinh bên trong hành tinh'

Nhật thực toàn phần hiếm đến mức, ở một vị trí nhất định trên Trái đất chỉ có khả năng nhìn thấy hiện tượng này một lần trong mỗi 375 năm.

Việc tìm hiểu các tài liệu ghi chép cổ giúp các nhà nghiên cứu biết được chính xác ngày mà người cổ đại nhìn thấy nhật thực. Các manh mối bổ sung như thời điểm xảy ra nhật thực trong ngày (sáng, trưa hoặc tối), thời gian xảy ra trong năm (mùa) hoặc sự hiện diện của các hành tinh trên bầu trời cũng có thể giúp xác định chính xác ngày có nhật thực toàn phần.

Ví dụ, một ghi chép cổ về nhật thực toàn phần xảy ra gần lúc bình minh trong các văn bản cổ của Trung Quốc liên quan đến một vị vua nước Yên cổ đại đã giúp giới nghiên cứu xác định thời điểm trị vì của nhà vua này bắt đầu vào năm nào.

Những hồ sơ như thế đã và đang giúp cho các nhà khoa học xác định niên đại chính xác những sự kiện xảy ra trong thế giới cổ đại.

Google ra mắt Android O vào đúng ngày nhật thực toàn phần

Google ra mắt Android O vào đúng ngày nhật thực toàn phần

Sau khi có tên gọi, ngày ra mắt chính thức của hệ điều hành Android cũng đã được xác định.

Người Mỹ nóng lòng đón nhật thực toàn phần sau một thế kỷ

Người Mỹ nóng lòng đón nhật thực toàn phần sau một thế kỷ

Hàng triệu người Mỹ đang đổ xô tới các thành phố nằm trên đường đi của nhật thực vào ngày 21/8 để đón chờ sự ...

Mỹ thiệt hại gần 690 triệu USD do nhật thực

Mỹ thiệt hại gần 690 triệu USD do nhật thực

Trong ngày 21/8, trên toàn nước Mỹ sẽ diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần hy hữu, lần đầu tiên trên toàn nước Mỹ ...

Kỳ thú cảnh tượng Nam Cực chìm trong bóng tối bởi nhật thực toàn phần

Kỳ thú cảnh tượng Nam Cực chìm trong bóng tối bởi nhật thực toàn phần

Nhật thực toàn phần xảy ra ngày 4/12 đã khiến bầu trời mùa Hè tại Nam Cực chìm vào bóng tối. Chỉ một số ít ...

'Sao chổi Quỷ' hiện đang tiến gần đến Trái đất

'Sao chổi Quỷ' hiện đang tiến gần đến Trái đất

Trang sbs.com.au cho biết sau 71 năm, sao chổi có tên 12P/Pons-Brooks sẽ đi ngang qua Trái đất. Do sao chổi này rất sáng nên ...

(theo Live Science)