TIN LIÊN QUAN | |
Nga: Hủy bỏ JCPOA sẽ ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên | |
Giải cứu thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Pháp thăm Mỹ |
Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký ngày 14/7/2015 giữa Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức). Theo đó, Tehran hạn chế các hoạt động làm giàu uranium để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của quốc tế liên quan chương trình hạt nhân của nước này, vốn đã cô lập Iran khỏi hoạt động ngân hàng quốc tế và mua bán dầu trên toàn cầu.
Đối với các doanh nghiệp phương Tây, thỏa thuận nói trên mở ra khả năng tiếp cận thị trường 80 triệu dân gần như chưa được khai thác của Iran. Trong đó, dễ thấy nhất là việc các nhà sản xuất máy bay đổ xô đến Iran để thay thế đội máy bay dân dụng đã cũ kỹ đến nguy hiểm của nước này.
Tháng 12/2016, Airbus ký thỏa thuận bán 100 máy bay với giá niêm yết khoảng 19 tỷ USD cho hãng hàng không quốc gia IranAir. Boeing sau đó cũng giành được một hợp đồng với IranAir để bán 80 máy bay với giá 17 tỷ USD và cam kết quá trình giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2017 và kéo dài đến năm 2025. Boeing còn ký thêm hợp đồng trị giá 3 tỷ USD để bán 30 máy bay cho hãng hàng không Aseman Airlines của Iran.
Thỏa thuận bán máy bay cho Iran của Airbus sẽ phụ thuộc vào những quyết định của Washington. (Nguồn: Defenceweb) |
Tuy nhiên, cho đến nay, Boeing vẫn chưa giao một chiếc máy bay nào cho Iran. Boeing cho biết, hãng đang theo sát những quyết định của Chính phủ Mỹ liên quan đến vấn đề Iran và mọi hoạt động kinh doanh của hãng tại đây sẽ phụ thuộc vào những diễn biến này.
Tương tự, thỏa thuận bán máy bay cho Iran của Airbus sẽ phụ thuộc vào những quyết định của Washington. Ít nhất 10% các linh kiện máy bay của Airbus có xuất xứ từ Mỹ, đồng nghĩa với việc “ông lớn” này phải được sự cho phép của Bộ Tài chính Mỹ mới có thể bán máy bay cho Iran.
Bên cạnh đó, các công ty năng lượng của phương Tây cũng chần chừ trước ngưỡng cửa Iran dù nước này có trữ lượng dầu và khí tự nhiên khổng lồ. “Gã khổng lồ” dầu mỏ của Pháp Total SA là một ngoại lệ khi ký kết thỏa thuận kéo dài 20 năm trị giá 5 tỷ USD hồi tháng Bảy năm ngoái với Iran và một công ty dầu mỏ khác của Trung Quốc để phát triển mỏ khí tự nhiên khổng lồ South Pars của nước này.
Thỏa thuận nói trên đã đánh dấu sự trở lại Iran của Total sau khi rút khỏi nước này vào năm 2008 do các lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây đối với Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân.
Thế nhưng, phát biểu với tờ Financial Times gần đây, CEO Patrick Pouyanne của Total cho biết nếu bối cảnh và "luật chơi" thay đổi thì tập đoàn này chắc chắn cũng sẽ phải đánh giá lại hoạt động kinh doanh tại Iran.
Các nhà sản xuất ô tô lớn như PSA Peugeot Citroen, Renault và Volkswagen cũng cho biết những thỏa thuận thương mại của họ với Iran sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến tình hình ngoại giao của nước này với các cường quốc liên quan đến thỏa thuận hạt nhân.
Tổng thống Trump sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran Đó là nhận định được Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker đưa ra hôm 18/3. Theo đó, Tổng thống Donald ... |
Mỹ tuyên bố EU sẽ xem xét lại thỏa thuận hạt nhân Iran Ngày 27/1, Ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố, theo yêu cầu của Washington các nhóm làm việc đã gặp nhau để thảo luận phạm vi ... |
Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Pháp Emmnual Macron ngày 13/1 đã nhắc lại "tầm quan trọng của việc duy ... |