Nhỏ Bình thường Lớn

Nhiều khác biệt trong vòng đầu tiên đàm phán lại FTA Mỹ - Hàn

Sáng 6/1, tại Washington, Hàn Quốc và Mỹ đã kết thúc vòng đầu tiên của cuộc đàm phán xem xét những thay đổi đối với Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đã được hai nước ký từ 6 năm trước, trong bối cảnh Mỹ muốn tìm cách giảm thâm hụt thương mại với quốc gia Đông Bắc Á này.
TIN LIÊN QUAN
nhieu khac biet trong vong dau tien dam phan lai fta my han ​Hàn Quốc và Mỹ sẽ thương lượng lại FTA vào tuần tới
nhieu khac biet trong vong dau tien dam phan lai fta my han Các thỏa thuận thương mại thúc đẩy tăng trưởng ở châu Á - Thái Bình Dương

Trong một tuyên bố đưa ra sau các cuộc họp kín giữa phái đoàn hai bên, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đã kêu gọi Seoul cần tạo điều kiện để có thể tiếp cận dễ dàng hơn đối với thị trường nước này, cũng như những cải thiện các rào cản thương mại. Washington đã thảo luận các đề xuất hướng đến thương mại hai chiều và công bằng trong các lĩnh vực chủ chốt như ô tô, phụ tùng ô tô cũng như giải quyết các rào cản xuyên suốt và cụ thể phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mỹ.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định "vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể đạt được một thỏa thuận phục vụ lợi ích kinh tế của người dân Mỹ". Theo ông, Washington mong muốn thương mại hai chiều công bằng giữa Mỹ và Hàn Quốc và sẽ nhanh chóng thúc đẩy các nỗ lực để có thể đạt được mục tiêu này.

nhieu khac biet trong vong dau tien dam phan lai fta my han
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer. (Nguồn: Bloomberg)

Về phần mình, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết Seoul đã thể hiện quan điểm của mình một cách tích cực đối với các vấn đề mà phía Mỹ nêu, song không cho biết thông tin chi tiết. Theo bộ trên, hai bên đã nêu các vấn đề liên quan đến việc sửa đổi cũng như việc thực thi FTA song phương, trong đó có cả các lĩnh vực nhạy cảm.

Hàn Quốc đã nhấn mạnh sự quan tâm đối với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư- quốc gia (ISDS) và các biện pháp phòng vệ thương mại. Với điều khoản ISDS, nhà đầu tư có thể kiện các nước có hành vi phân biệt đối xử thông qua các tổ chức quốc tế.

Hai bên đã nhất trí tiếp tục các vòng đàm phán dựa trên kết quả vòng đầu tiên lần này và sẽ sớm ấn định thời gian tiến hành vòng đàm phán lại thứ 2.

FTA Hàn-Mỹ có hiệu lực từ năm 2012 và được coi là một biểu tượng làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng hiệp định này là nguyên nhân gây ra tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ với Hàn Quốc, đồng thời yêu cầu đàm phán lại bất chấp Seoul đã chỉ ra rằng Mỹ đạt thặng dư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ với Hàn Quốc.

Kim ngạch thương mại song phương Hàn - Mỹ đã tăng từ 100,8 tỷ USD năm 2011 lên 109,6 tỷ USD năm 2016, theo đó thặng dư thương mại của Hàn Quốc tăng từ 11,6 tỷ USD lên khoảng 27,7 tỷ USD. Giới chức Hàn Quốc cho biết thỏa thuận này có lợi cho cả hai bên. Mỹ thâm hụt về thương mại hàng hóa nhưng lại thặng dư về thương mại dịch vụ với Hàn Quốc tới 10 tỷ USD.

Từ khi FTA có hiệu lực, đầu tư của Hàn Quốc vào Mỹ đã tăng từ 2,2 tỷ USD lên 5,8 tỷ USD và tạo ra 45.000 việc làm.

nhieu khac biet trong vong dau tien dam phan lai fta my han Canada và Trung Quốc trì hoãn khởi động đàm phán FTA

​Trước áp lực phản đối quá lớn trong nước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã buộc phải trì hoãn việc khởi động tiến trình đàm ...

nhieu khac biet trong vong dau tien dam phan lai fta my han Hàn Quốc lên kế hoạch tái đàm phán FTA với Mỹ

Ngày 4/12, ​Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ lập kế hoạch đàm phán lại Hiệp định tự do thương ...

nhieu khac biet trong vong dau tien dam phan lai fta my han Ba Lan sẽ ủng hộ việc sớm ký kết, phê chuẩn EVFTA

Chiều 28/11, tại Trụ sở Chính phủ, hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Cộng hòa Ba Lan Andrzej Duda khẳng định, ...

(theo Reuters)

Tin cũ hơn

Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á
Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS
Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã
Mỹ-Trung Quốc: Ông Trump dọa 'cấp vũ khí mới' cho cuộc chiến thương mại dang dở, nhưng Bắc Kinh nay đã khác rồi? Mỹ-Trung Quốc: Ông Trump dọa 'cấp vũ khí mới' cho cuộc chiến thương mại dang dở, nhưng Bắc Kinh nay đã khác rồi?
'Chiến trường bán dẫn': Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu 'Chiến trường bán dẫn': Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu
Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào? Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?
Không chỉ Đức, Hungary cũng đang lo lắng về ông Trump, Trung Âu chịu tác động lan tỏa Không chỉ Đức, Hungary cũng đang lo lắng về ông Trump, Trung Âu chịu tác động lan tỏa
Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng? Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng?
Đức 'tuyệt tình' với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí Đức 'tuyệt tình' với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD
Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất