Nhiều kỳ vọng khi 'siêu hiệp định' RCEP có hiệu lực

Thế Hải
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam kỳ vọng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực vào đầu năm 2022 để có thể thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.
RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Siêu hiệp định

Sau gần một năm RCEP được ký kết bởi 15 quốc gia (10 nước ASEAN và 5 nước có ký kết các FTA với ASEAN gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand), đến nay, đã có Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc phê chuẩn hiệp định này.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, Brunei, Campuchia, Thái Lan, Lào dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định trước tháng 11; còn Indonesia, Malaysia và Philippines sẽ hoàn thành cuối năm nay. Việt Nam đang hoàn tất các bước cuối cùng và hy vọng sẽ tham gia nhóm nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định, dự kiến trước tháng 11/2021.

Theo quy định của RCEP, hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và một trong 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn tới Cơ quan Lưu chiểu (Tổng Thư ký ASEAN).

Như vậy, RCEP được kỳ vọng có hiệu lực vào đầu năm 2022.

RCEP được ví là một “siêu hiệp định”, bởi có sự tham gia của 15 nền kinh tế, khi được thực thi, sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, khoảng 30% GDP toàn cầu. Điều này giúp Việt Nam thiết lập và củng cố thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài trong bối cảnh tình hình thế giới đầy biến động, gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm qua.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương) cho hay, trong bối cảnh đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và ASEAN, mang lại các lợi ích cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Doanh nghiệp có thêm lựa chọn

Cùng với 14 FTA đã có hiệu lực, khi RCEP đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm lựa chọn sử dụng mẫu C/O theo FTA nào có lợi cho ngành hàng của mình để có ưu đãi thuế quan tốt nhất.

Chẳng hạn, trong hoạt động thương mại với Trung Quốc, doanh nghiệp có thể chọn cả RCEP, ACFTA (FTA ASEAN - Trung Quốc). ACFTA là FTA được các doanh nghiệp Việt khai thác hàng đầu trong những năm qua, với trị giá hơn 15,5 tỷ USD, bằng khoảng 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2020.

Tin liên quan
Doanh nghiệp Việt và khát vọng Doanh nghiệp Việt và khát vọng 'Go global'

Với hoạt động xuất khẩu sang ASEAN, ngoài RCEP, doanh nghiệp có thể vận dụng Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Hiện hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN đều được hưởng mức thuế ưu đãi 0% theo ATIGA. Những năm qua, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi mẫu D theo ATIGA luôn cao thứ hai, chỉ sau ACFTA, với trị giá năm 2020 đạt 8,98 tỷ USD, bằng khoảng 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN.

Trong khi đó, với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn mẫu C/O AJ theo FTA song phương giữa hai nước, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) hoặc tới đây là RCEP.

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia RCEP, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, các quy định về vệ sinh kiểm dịch, rào cản kỹ thuật. “Để khai thác hiệu quả RCEP, chúng ta không chỉ quan tâm riêng cam kết của Việt Nam, mà còn phải xem chúng ta cam kết gì với 14 đối tác còn lại”, ông Minh Anh nhấn mạnh.

Việc tham gia RCEP có hai mặt. Một mặt là hàng hóa Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang nước khác, dịch vụ vươn ra được thị trường thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường trong nước cũng sẽ đón nhận hàng hóa từ nước ngoài, nên Việt Nam phải có mức độ mở cửa thị trường tương đối.

RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Chỉ tính riêng ASEAN, hằng năm, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của Việt Nam vượt 30 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn nhập siêu vài chục tỷ USD mỗi năm từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc.

Nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước RCEP sẽ được xem là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước thành viên RCEP. Đây cũng là những quốc gia cung cấp lượng nguyên phụ liệu rất lớn cho các ngành hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam như điện tử, linh kiện, dệt may, da giày…

Do đó, Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ RCEP, khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu của hầu hết thành viên RCEP. Nhờ việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, chưa cần chờ đến RCEP có hiệu lực, Trung Quốc là thị trường nằm trong top 4 của ngành giày dép. Theo đó, hiệu ứng thị trường (cả xuất khẩu và nhập khẩu) sẽ khả quan hơn khi RCEP đi vào thực thi.

Nước thứ 6 phê chuẩn Hiệp định RCEP

Nước thứ 6 phê chuẩn Hiệp định RCEP

Ngày 12/10, Brunei đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

RCEP sẽ được Malaysia thông qua vào giữa tháng 12/2021

RCEP sẽ được Malaysia thông qua vào giữa tháng 12/2021

Malaysia cam kết hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào giữa tháng 12 năm ...

(theo Báo Đầu tư)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn ...
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn thất này.
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Theo dự báo của Viện Kinh tế Đức (IW), thị trường lao động nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh ảm đạm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới tại Canada.
Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Theo Yonhap, nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng chậm trong năm 2023.
Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024 vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2024 thất vọng.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động