TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng: Văn hóa doanh nghiệp là cầu nối hữu hiệu để hội nhập | |
Thủ tướng: Doanh nghiệp phải nói không với đưa hối lộ |
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Văn hóa đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh”.
Hội thảo nhằm tạo một diễn đàn mở với sự trao đổi thẳng thắn, đa chiều về văn hóa, đạo đức, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo môi trường thuận lợi nhằm cải tạo, xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước
Đây cũng là cơ hội quý báu để các doanh nhân, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và văn hóa gặp gỡ, thảo luận, đồng thời từ đó tiếp tục hoàn thiện thể chế về kinh tế xã hội, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Cùng với đó là tăng cường phổ biến pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế tới từng doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, trừng phạt những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gian lận, làm ăn phi pháp, phi văn hoá gây tổn hại tới các doanh nghiệp.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Vi Vi) |
Phát biểu tại Hội thảo, bà Chu Thị Thu Hằng – Tổng biên tập Báo Văn hóa cho biết, trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh là vấn đề thời sự. Chưa bao giờ các doanh nghiệp, doanh nhân được quan tâm như hiện nay. Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh trong bối cảnh thị trường chính là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại cũng như khẳng định thương hiệu bền vững của doanh nghiệp trên thị trường.
PGS. TS Đỗ Minh Cương - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Doanh nghiệp khẳng định, văn hóa doanh nghiệp là một tài sản, động lực tạo nên sức mạnh cạnh tranh và nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng, của các vùng và quốc gia nói chung.
Theo ông Cương, sự tiên phong và cách thức làm văn hóa doanh nghiệp thành công như các doanh nghiệp lớn tiêu biểu là FPT, Viettel, Vinamilk, Vietcombank, Vingroup, Thế giới di động... đã cho thấy đây chính là một nguồn lực, tài sản lớn và phương thức quản trị doanh nghiệp hiệu quả, được lòng dân, giúp họ không ngừng nâng cao năng lực, sức cạnh tranh, phát triển bền vững và thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội.
Từ góc nhìn của một lãnh đạo doanh nghiệp, ông Phạm Đức Bình – CEO Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam cho rằng, trong thời buổi thị trường thay đổi như vũ bão, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng có lúc bị coi nhẹ. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến kết quả kinh doanh trước mắt mà không quan tâm đến hình ảnh doanh nghiệp.
Nguyên nhân của thái độ coi nhẹ này, theo ông Bình, thường đến từ lãnh đạo doanh nghiệp. Vì giá trị của thương hiệu cũng như giá trị văn hoá khó đo lường, không ít nhà quản lý thường bỏ qua, hoặc ràng buộc nhân viên bằng các quy định và để “văn hoá” phát triển tự phát. Đến một lúc nào đó, lãnh đạo giật mình nhận ra doanh nghiệp của mình không có bản sắc gì, nhận ra sự chia rẽ, bè phái hay tật xấu của nhân viên thì đã không thể khắc phục. Doanh nghiêp khi đó buộc phải “đại phẫu” nếu không muốn bị sụp đổ.
Yếu tố giúp các doanh nghiệp Thụy Điển thành công trong văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh là không câu nệ hình thức trong môi trường doanh nghiệp và tổ chức. (Nguồn: CRN) |
“Có một câu nói về văn hóa doanh nghiệp là: Đừng nghĩ khi có tiền mới làm thương hiệu. Trên thực tế, trên 80% các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam nghĩ rằng họ chưa có tiền nên chưa làm thương hiệu. Đó là cách nghĩ sai lầm bởi họ hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu bằng các hoạt động hằng ngày của tổ chức, cố gắng tạo ra sự khác biệt cho hình tượng sản phẩm của họ, về sự độc đáo trong văn hóa của họ tới khách hàng và công chúng”, ông Bình nhận định.
Chia sẻ kinh nghiệm đến từ Thụy Điển, ông Johan Alvin, Trưởng ban Thương mại ĐSQ Thụy Điển cho biết, yếu tố giúp các doanh nghiệp Thụy Điển thành công trong văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh là không câu nệ hình thức trong môi trường doanh nghiệp và tổ chức. Lãnh đạo các doanh nghiệp Thụy Điển cũng thường xuyên khuyến khích nhân viên, đối tác, đồng nghiệp tham gia vào quá trình đưa ra sáng kiến, đồng thời, tạo một môi trường làm việc thoải mái để các nhân viên có tư duy tốt, đưa ra những sáng tạo hiệu quả.
Văn hóa doanh nghiệp - Nền tảng phát triển bền vững Chiều 15/10, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã dự "Diễn đàn Văn hóa doanh nghiệp - Nền tảng phát triển bền vững" ... |
Vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam Lễ phát động "Cuộc vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" và công bố Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam sẽ ... |
Văn hóa - tài sản lớn của doanh nghiệp Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) được khẳng định có sức mạnh lớn trong phát ... |