TIN LIÊN QUAN | |
Văn hóa - tài sản lớn của doanh nghiệp | |
Văn hóa doanh nghiệp là “yếu tố vàng” quyết định thành công |
Ngày 1/11, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNACB) đã họp báo giới thiệu về lễ phát động "Cuộc vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam". Tại dây, ông Hồ Anh Tuấn – Chủ tịch VNACB cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 10/11 hàng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức để khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp; tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp; tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và toàn xã hội; góp phần tạo môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh.
Ông Hồ Anh Tuấn phát biểu tại cuộc họp báo. (Ảnh: T.T) |
Tại cuộc họp báo, Đại sứ Trần Trọng Toàn – Phó Chủ tịch VNABC, đã thông tin về Lễ phát động "Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vào ngày 7/11.
Mục đích của cuộc vận động là tạo sức lan tỏa sâu, rộng đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với quyết tâm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong buổi Lễ, Ban Tổ chức sẽ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức hoạt động hưởng ứng của đại diện doanh nghiệp và chương trình nghệ thuật ca ngợi văn hóa là bệ đỡ, là hành trang của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế...
Theo VNABC, cuộc vận động có 5 nội dung chính là: nâng cao nhận thức, quán triệt sâu rộng về văn hóa doanh nghiệp; xây dựng và phát triển nền tảng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam; phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; làm lành mạnh môi trường kinh doanh và nâng cao văn hóa tinh thần, tăng cường thể lực. Từ nội dung đó, cuộc vận động đề ra 5 giải pháp: tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác chính trị - tư tưởng; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá và thu hút sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Trước băn khoăn của báo giới về cách thức tổ chức để cuộc vận động hiểu quả, ông Hồ Anh Tuấn khẳng định, Quyết định của Thủ tướng việc tổ chức Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả, tránh phô trương, hình thức lãng phí. Ngoài ra, cuộc vận động phải có chương trình mục tiêu cụ thể, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời.
Ông Hồ Anh Tuấn cho biết thêm, VNABC dự kiến xây dựng đề án với những quy chế và tiêu chí cụ thể về việc trao danh hiệu “Doanh nghiệp văn hóa”. Đương nhiên, khi doanh nghiệp bị vi phạm và không đáp ứng các tiêu chí đề ra, thì danh hiệu này cũng sẽ bị tước bỏ.
10/11 là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định lấy ngày 10/11 hằng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. |
Văn hóa doanh nghiệp: Đường tới thành công của doanh nhân Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mẫu hình doanh nghiệp thành công nhờ phát huy được vai trò văn hóa trong hoạt động ... |
Đôi điều về “văn hóa doanh nghiệp” Trong một buổi hội thảo bàn về văn hóa doanh nghiệp, diễn giả - giáo sư của một trường đại học nổi tiếng thế giới ... |