Nhỏ Bình thường Lớn

Nhiều 'ông lớn' Hoa Kỳ để mắt tới Quy hoạch điện 8

Tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì ngày 22/4, ở chủ đề năng lượng, đặc biệt liên quan đến dự án Quy hoạch điện 8 được nhiều "ông lớn" đến từ Hoa Kỳ quan tâm.
Nhiều 'ông lớn' nước ngoài để mắt tới Quy hoạch điện 8
Ông Greg Testerman, Chủ tịch Amcham, mong muốn Việt Nam sẽ thúc đẩy đầu tư vào điện gió, điện mặt trời ngoài khơi cũng như hệ thống pin lưu trữ. (Nguồn: VGP)

Ông Greg Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham), cho biết doanh nghiệp thành viên của Amcham đang quan ngại về sự ổn định trong chính sách về điện và mong muốn Việt Nam đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các dự án năng lượng sạch. Amcham cũng hy vọng Việt Nam sớm thông qua Quy hoạch điện 8 bởi có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chờ đợi việc này.

"Chính phủ Việt Nam nên ưu tiên phát triển hệ thống pin dự trữ điện trong Quy hoạch điện 8, việc thông qua việc mua bán điện trực tiếp và có kế hoạch cho phép các công ty có cam kết cao trong việc giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch tham gia vào quá trình này", ông Greg Testerman nói.

Cùng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ông Gabor Fluit nhấn mạnh năng lượng sạch và tái tạo là chất xúc tác cho đầu tư và tăng trưởng trên toàn nền kinh tế, đồng thời các doanh nghiệp châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng này.

Thời gian qua, việc chưa đáp ứng được nhu cầu này đã khiến một số dự án đầu tư phải tạm ngưng mở rộng. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai, theo ông Gabor Fluit, Việt Nam cần đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai Quy hoạch điện 8.

Tin liên quan
Thêm nhiều Thêm nhiều 'cánh đại bàng' công nghệ cao tìm đến Việt Nam 'làm tổ '

Cụ thể, Việt Nam nên có các hợp đồng mua bán điện trực tiếp để khuyến khích các nhà sản xuất năng lượng tái tạo, đặc biệt là các nhà máy trong khu công nghiệp được phép tham gia hợp đồng mua bán điện trực tiếp. EuroCham đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy có nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng các yêu cầu tuân thủ từ EU.

Trong lĩnh vực năng lượng, ông Michael Michalak, Phó chủ tịch cấp cao, Giám đốc điều hành khu vực ASEAN, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), cho rằng Việt Nam cần đơn giản hóa và rút ngắn thời gian xem xét và phê duyệt các dự án điện; cần ưu tiên phê duyệt sớm những dự án đã hoàn thành các thủ tục cần thiết; cần sớm ban hành Quy hoạch điện 8.

Tương tự, ông Joseph Frank Uddo III, Chủ tịch Tập đoàn AES, nhìn nhận dự thảo Quy hoạch điện 8 còn tồn tại nhiều vấn đề về kết nối lưới điện, xây dựng hệ thống truyền tải và sự mất cân đối cung - cầu giữa các vùng miền. Hệ thống lưu trữ năng lượng (BESS) có thể nhanh chóng giải quyết tất cả những vấn đề này ngay thời điểm hiện nay, đảm bảo sự ổn định của lưới điện và đóng vai trò chính trong việc góp phần đạt được mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050.

"Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị Việt Nam nên lập kế hoạch phát triển thêm BESS từ nay đến năm 2030 trong Quy hoạch điện 8. Ngoài ra, cũng cần có các chính sách mở đường cho việc phát triển BESS và hỗ trợ một vài dự án quy mô tương đối để có thể chứng minh giá trị của BESS đối với các đơn vị vận hành lưới điện tại Việt Nam", ông Joseph Frank Uddo III nói.

Đối với ý kiến của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Quy hoạch điện 8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ sẽ nghiên cứu một cách nghiêm túc để tiếp thu.

Bộ trưởng đề nghị các nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn chính sách trong phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo nói chung, các cơ chế mua bán điện trực tiếp, phát triển thị trường lưu trữ carbon, các cơ chế chính sách khác trong lĩnh vực phát triển công nghiệp nền tảng như cơ khí, chế tạo, chế biến, năng lượng…

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị các nhà đầu tư nước ngoài tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ hợp tác nghiên cứu để điều chế nguyên liệu mới, vật liệu mới, vật liệu thay thế tại Việt Nam; đầu tư, hợp tác đầu tư tại Việt Nam về những lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm như là năng lượng mới, công nghệ nền tảng, đồng thời có cam kết, lộ trình rõ ràng và khả thi để các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; vận động các quỹ toàn cầu có những khoản tài trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp để thực hiện những mục tiêu trên.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh nguyên tắc của Quy hoạch điện 8 là cung ứng đủ điện cho nền kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế của đất nước; thực hiện nghiêm túc cam kết của Việt Nam tại COP 26, COP 27 cũng như trong các diễn đàn quốc tế về chuyển dịch năng lượng.

Cuối cùng, trong Quy hoạch điện 8 đã mở hướng có thể khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam để góp phần chuyển dịch năng lượng cho khu vực và thế giới. Cụ thể là có thể phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió, nhất là gió ngoài khơi để có thể xuất khẩu trực tiếp cho các quốc gia hoặc xuất khẩu gián tiếp thông qua điều chế halogen, pin năng lượng sạch hoặc các hình thức xuất khẩu khác.

Gỡ 'vướng' cho quy hoạch đô thị, hướng tới phát triển bền vững

Gỡ 'vướng' cho quy hoạch đô thị, hướng tới phát triển bền vững

Chuỗi các sự kiện Hội thảo chuyên đề hướng tới Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022, do Bộ Xây dựng phối hợp với ...

Quy hoạch Điện VIII: Mở đường việc triển khai các dự án đầu tư vào ngành điện

Quy hoạch Điện VIII: Mở đường việc triển khai các dự án đầu tư vào ngành điện

Nhiều bên rất kỳ vọng Tờ trình số 7194/TTr-BCT của Bộ Công Thương về phê duyệt Đề án Quy hoạch Điện VIII sẽ là lần ...

Quy hoạch không gian biển Việt Nam vì đại dương bền vững

Quy hoạch không gian biển Việt Nam vì đại dương bền vững

Nếu Việt Nam phát triển biển hợp lý sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được các cam kết trung hòa ...

Bãi bỏ một số quy định về phát triển điện gió, điện mặt trời

Bãi bỏ một số quy định về phát triển điện gió, điện mặt trời

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 01/2023/TT-BCT ngày 19/1/2023 bãi bỏ một số quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BCT thực hiện phát ...

Giải phóng tiềm năng điện gió ngoài khơi thông qua quy hoạch không gian biển bền vững

Giải phóng tiềm năng điện gió ngoài khơi thông qua quy hoạch không gian biển bền vững

Ngày 20/4, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức Hội thảo 'Điện ...

(theo Dân trí)