Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhấn mạnh UNCLOS là ‘hiến pháp của đại dương’

Chu An
Ngày 14/6, tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) ở New York đã diễn ra buổi chiêu đãi dành cho các nước thành viên Nhóm bạn bè Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thông qua UNCLOS.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại sự kiện.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại sự kiện.

Buổi lễ diễn ra đúng vào dịp một năm ngày thành lập Nhóm (30/6/2021-2022), cùng thời gian tổ chức Hội nghị lần thứ 32 các nước thành viên UNCLOS.

Tham dự sự kiện có Trưởng phái đoàn 12 nước sáng lập Nhóm; bà Vanessa Frazier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Malta, Chủ tịch Hội nghị UNCLOS lần thứ 32; ông Miguel Soares, Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề pháp lý kiêm Cố vấn pháp lý của LHQ; ông Vladimir Jares, Trưởng Văn phòng các vấn đề về đại dương và luật biển.

Cùng tham gia hoạt động này còn có sự tham gia đông đảo của nhiều Đại sứ, Trưởng đoàn các nước tham gia SPLOS 32 và gần 100 đại diện, các chuyên gia về luật biển của các nước thành viên Nhóm bạn bè.

Trong phát biểu chào mừng, thay mặt cho 12 nước sáng lập Nhóm, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ vui mừng cho biết, trong một năm qua, dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, Nhóm vẫn duy trì hoạt động đều đặn dưới các hình thức đa dạng, ý nghĩa.

Đại sứ bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả 115 nước thành viên đã luôn ủng hộ và tham gia tích cực vào hoạt động chung, khẳng định sự tham gia đó thể hiện cam kết chung của các nước đối với mục đích thành lập của Nhóm là đề cao UNCLOS là Công ước thường được coi là "hiến pháp của đại dương”.

Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh mong muốn trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đứng trước nhiều thách thức chung về biển, đại dương, Nhóm bạn bè sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp hơn nữa vào các nỗ lực chung của quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức đó.

Bà Vanessa Frazier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Malta, Chủ tịch Hội nghị UNCLOS lần thứ 32 phát biểu
Bà Vanessa Frazier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Malta, Chủ tịch Hội nghị UNCLOS lần thứ 32 phát biểu.

Bà Vanessa Frazier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Malta, Chủ tịch Hội nghị UNCLOS 32 cho rằng, việc ủng hộ và cam kết mạnh mẽ đối với UNCLOS sẽ giúp các quốc gia, trong đó có Malta, nâng cao uy tín quốc tế, mở rộng sự tham gia của các nước.

Khẳng định UNCLOS là văn kiện toàn diện, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, bà Frazier cho rằng, với số lượng thành viên rộng lớn đến từ tất cả các nhóm khu vực của mình, Nhóm bạn bè UNCLOS sẽ tạo ra một diễn đàn cởi mở, thân thiện để các nước cùng trao đổi các vấn đề về biển và đại dương, qua đó đóng góp chung vào việc thực hiện đầy đủ UNCLOS, trong đó có công việc của các Hội nghị SPLOS.

Ông Miguel Soares, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề pháp lý kiêm Cố vấn Pháp lý của LHQ phát biểu.
Ông Miguel Soares, Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề pháp lý kiêm Cố vấn pháp lý của LHQ phát biểu.

Phó Tổng thư ký LHQ Miguel Soares cho rằng, UNCLOS là một bước phát triển quan trọng của luật pháp quốc tế, được sự ủng hộ hết sức rộng rãi của các nước thành viên LHQ và qua đó đã trở thành luật tập quán quốc tế, tạo khuôn khổ cho các hoạt động về biển, trong đó có phát triển bền vững các vùng biển, thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững thứ 14 về biển.

Ông Miguel Soares hoan nghênh những hoạt động tích cực của Nhóm trong thời gian qua và kỳ vọng Nhóm sẽ phát huy hơn nữa vai trò của mình tại các diễn đàn thảo luận các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, với nhiều hoạt động, cơ chế quốc tế diễn ra trong năm nay.

Trong trao đổi trước và trong buổi chiêu đãi, đại diện nhiều nước đã hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam cũng như 12 nước đồng sáng lập Nhóm, cho rằng buổi lễ có ý nghĩa tích cực, diễn ra trong thời gian Hội nghị UNCLOS 32, góp phần đề ra cam kết của đông đảo các nước thành viên LHQ, các nước thành viên UNCLOS đối với Công ước.

Nhóm bạn bè là một hình thức phối hợp không chính thức, linh hoạt, nhằm tăng cường hợp tác giữa một số nước có cùng quan tâm về một vấn đề cụ thể để thúc đẩy các mục tiêu chung.

Nhóm bạn bè UNCLOS là nhóm đầu tiên Việt Nam khởi xướng, đồng chủ trì vận động thành lập (cùng Đức) và tham gia nhóm nòng cốt (bao gồm 12 nước là Argentina, Canada, Đan Mạch, Đức, Jamaica, Kenya, Hà Lan, New Zealand, Oman, Senegal, Nam Phi và Việt Nam) chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của Nhóm.

Đến nay, tham gia Nhóm bạn bè của UNCLOS có 115 nước, đại diện cho tất cả các khu vực địa lý, bao gồm 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ, nhiều nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Indonesia, Philippines, Brunei, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Australia, New Zealand và các khu vực khác.

Các nước thành viên Nhóm đã có nhiều hoạt động đa dạng trong thời gian qua, như tổ chức các hội thảo, tọa đàm về vai trò của UNCLOS sau 40 năm được thông qua, tình hình hoạt động của Cơ quan quyền lực đáy đại dương (một trong các cơ chế được thành lập theo UNCLOS).

12 nước đồng sáng lập Nhóm đã có phát biểu chung tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ tháng 4/2022 kỷ niệm 40 năm Công ước, trong đó nhấn mạnh những giá trị phổ quát, lâu dài của UNCLOS, tầm quan trọng của việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Công ước, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, cùng giải quyết các thách thức chung về biển, đại dương.

Nhóm bạn bè của Công ước Luật biển (UNCLOS) 1982 cam kết  thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ Công ước

Nhóm bạn bè của Công ước Luật biển (UNCLOS) 1982 cam kết thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ Công ước

Ngày 29/4, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng khoá 76 đã tổ chức Phiên họp toàn thể kỷ niệm 40 năm ...

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982: 40 năm vẫn vẹn nguyên giá trị

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982: 40 năm vẫn vẹn nguyên giá trị

Sau Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) được đánh giá là văn kiện pháp lý ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động