TIN LIÊN QUAN | |
Đấu giá lá thư “căng thẳng” giữa hai huyền thoại The Beatles | |
Thành viên của The Beatles được vinh danh |
Triển lãm mang tên "Những điều chưa biết về The Beatles của nhiếp ảnh gia David Magnus (The Beatles Unseen: Photographs by David Magnus)", tại phòng trưng bày Proud Chelsea, London.
Bén duyên
Vào năm 1967, khi mới 19 tuổi, tại một buổi hòa nhạc ở trường tư thục Buckinghamshire, nhiếp ảnh gia người Anh David Magnus đã được mời chụp ảnh cho The Beatles - nhóm nhạc pop lúc đó bắt đầu trở nên khá quen thuộc.
Khỏi phải nói thêm nhiều, bởi sau đó, The Beatles đã trở thành một trong những ban nhạc có tiếng tăm và ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Còn Magnus thì trở thành người bạn luôn sát cánh cùng, nắm bắt và lưu giữ những mốc quan trọng trong sự nghiệp của “tứ quái”.
"Không ai nghĩ rằng bốn chàng trai tài năng từ Liverpool sẽ kéo dài được sự nghiệp đến nay đã là 54 năm", Magnus, hiện 72 tuổi, nói với CNN trong email.
"Nhìn lại sự kiện cuối tuần đó và những tháng năm đã trải qua với The Beatles, tôi nhận ra rằng mình đã may mắn biết bao khi dành rất nhiều thời gian cho họ" - ông nói.
Thứ âm nhạc của nhiều thế hệ
Tháng 6/1967, ban nhạc mời Magnus đến Studio Abbey Road (sau đó gọi là EMI Studios) vào cuối mỗi tuần để ghi âm bản "All You Need Is Love" cho chương trình "Our World" của BBC - chương trình trực tiếp trên sóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới và cũng là lần đầu tiên họ đã trình diễn bài hát này trước công chúng.
50 năm sau, công chúng đã có cơ hội để xem lại những bức ảnh hậu trường của Magnus chụp cuối tuần đó tại triển lãm mới của ông mang tên "Những điều chưa biết về The Beatles” ở London.
Những tháng năm trải nghiệm cùng The Beatles, Magnus được tự do chụp bất cứ những gì về nhóm nhạc này, miễn là ông thấy thích thú và phù hợp, kể cả những lúc nhóm nghỉ ngơi uống trà tại căng-tin hay việc Paul McCartney từng vẽ một tấm biển hiệu giúp cho bà dì Milly (người đến thăm gia đình chàng ca sỹ khi đó ở Australia), có thể thấy mình trong buổi phát sóng. Tấm biển ghi dòng chữ "Milly trở lại!"
Ông Magnus nói rằng, đó là phóng sự “có một không hai” với The Beatles. Ông đã đạt được phong cách nhiếp ảnh này nhờ xây dựng được lòng tin giữa họ trong nhiều năm.
Hai tuần trước, khi Magnus đã đưa một nhóm bạn Mỹ đến khu vực vạch qua đường nổi tiếng bên ngoài Abbey Road Studios (lằn ranh này nổi tiếng do bức ảnh chụp cả nhóm đang băng qua đường được đưa lên bìa album 1969 của nhóm), Magnus đã bị chặn lại bởi một đám đông người hâm mộ, "phần lớn trong số họ thậm chí chưa được sinh ra khi The Beatles bắt đầu chơi nhạc”.
"Âm nhạc của The Beatles ngày nay vẫn phổ biến rộng rãi như trước đây", ông nói. "Đó là thứ âm nhạc vượt qua mọi thế hệ".
Mỹ tiếp tục bác đơn phóng thích kẻ sát hại John Lennon 36 năm sau vụ sát hại huyền thoại John Lennon của nhóm nhạc The Beatles, thủ phạm Mark David Chapman bị bang New York bác ... |
Thư đầu đời của John Lennon bị “ế ẩm” Bức thư tay đầu tiên của huyền thoại âm nhạc của Anh viết hồi năm 11 tuổi đã không tìm được chủ nhân trong cuộc ... |
The Beatels đã có mặt tại Thủ đô Đúng theo lịch trình, 12h30 sáng ngày 26/5, nhóm nhạc mô phỏng nhóm nhạc huyền thoại The Beatles đã chính thức đặt chân đến Việt ... |