Những chuyện chưa kể về nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 quê gốc ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Ông sinh ra ở làng Nghĩa Đô, thuộc huyện Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tác giả bên nhà văn Tô Hoài. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)

Ngay từ khi chưa đến 20 tuổi, Tô Hoài đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ XX như một tài năng văn học đầy hứa hẹn, với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký. Quả đúng như những dự đoán của nhà văn Vũ Ngọc Phan và nhà văn, nhà viết kịch cũng là ông chủ Nhà xuất bản Tân Dân - Vũ Đình Long, chuyện về chú dế mèn trở thành truyện dài nổi tiếng nhất cho đến hôm nay của Tô Hoài.

Trong sự nghiệp cầm bút hơn 70 năm, Tô Hoài đã viết tới hơn 200 tác phẩm xuất sắc; nhưng Dế mèn phiêu lưu ký vẫn là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Tác phẩm đã được dịch và in ở gần 20 quốc gia và luôn luôn nhận được sự chào đón nồng nhiệt của các em nhỏ.

Trong một lần trò chuyện thân tình, nhà văn Tô Hoài cho tôi biết, sở dĩ ông viết được, viết hay về sự phiêu lưu của chú dế mèn, do hồi ấy ông đã tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc bí mật; chí trai trẻ với lý tưởng và sự say mê hoạt động bí mật đã kích thích và làm thăng hoa những tố chất tài năng của một nhà văn ngay từ khi mới chập chững bước vào sự nghiệp.

Ngoài tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký theo ông suốt cả cuộc đời, và chắc chắn sau này sẽ rất lâu không có ai có thể vượt được ông, viết hay, sinh động đến thế về thế giới loài côn trùng...; nhắc đến Tô Hoài người ta cũng nghĩ ngay đến những tác phẩm để đời rất nổi tiếng của ông như Truyện Tây Bắc, Vợ chồng A Phủ, Chuyện cũ Hà Nội, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Ba người khác... Nhiều cuốn sách của Tô Hoài khi ra mắt bạn đọc đã trở thành những cơn "địa chấn" một thời như hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều; hay cuốn Ba người khác là tiếng nói của một người trong cuộc nói về cải cách ruộng đất (Tô Hoài khi ấy được cử làm đội phó đội cải cách ruộng đất).

Tổng Biên tập “không giống ai”

Tôi may mắn được làm quân của nhà văn Tô Hoài thời gian cũng khá dài. Ấy là quãng cuối năm 1989 đầu năm 1990, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng giới thiệu tôi về công tác tại tuần báo văn nghệ của Hà Nội: Người Hà Nội. Tôi được giới thiệu về làm thư ký tòa soạn. Khi được một nhà văn lừng lẫy tên tuổi, lại đang là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, đồng thời là Tổng Biên tập báo Người Hà Nội tiếp, tôi lo lắng không biết ông sẽ nói thế nào về mình. Tôi thật bất ngờ khi anh Hoàng Kim Đáng giới thiệu về tôi xong, ông chậm rãi và thủng thẳng nói: "Tớ đã đọc một số bài của Cao Minh trên các báo, viết chững chạc, được!". Và thế là tôi trở thành một trong những thư ký tòa soạn trẻ của hệ thống báo văn nghệ (thời ấy thư ký tòa soạn các báo văn nghệ tuổi thường trên bốn mươi).

Điều cảm phục và không ngờ nhất là ông - một nhà văn Tô Hoài cao vời vợi lại đã để tâm đọc những bài viết về văn hóa nghệ thuật của một anh nhà báo vô danh như tôi. Sau này được công tác dưới quyền ông, tôi càng có nhiều điều kiện nể phục, kính trọng một nhà văn lớn nhưng đọc và thấu rõ tới từng mẩu tin nhỏ hay mẩu rao vặt...

Nhiều người khi làm Tổng biên tập thì đi đứng và ăn nói cũng khác. Tổng Biên tập Tô Hoài lại không như thế. Chẳng khi nào thấy ông bận rộn hay có vẻ gì quan trọng; lúc nào cũng thấy ông cười tít, mắt nheo nheo nhìn đời, và chẳng ai biết trong đầu ông đang nghĩ gì.

Tổng Biên tập Tô Hoài có cách làm việc khoa học theo lối người Pháp, chu đáo, cẩn trọng đến từng chi tiết nhỏ. Hàng tuần, sáng thứ hai ông đến giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, nhận xét, góp ý trong vòng hơn một tiếng, sau đó là ngồi trò chuyện tào lao cùng mọi người. Tòa soạn thích được nghe ông nói, ông kể bởi ông có cách nói và kể chuyện rất nhẹ nhàng mà hóm hỉnh kiểu... Tô Hoài.

Cũng hàng tuần, tôi mang bài vở, tranh ảnh minh họa đến nhà ông ở phố Đoàn Nhữ Hài để ông duyệt. Chúng tôi phải thán phục cách duyệt của "cụ Hoài", cả một số báo với bản thảo đầy ngộn mà cụ đọc duyệt hơn tiếng là xong, không sót từ dấu chấm phẩy cho tới cái vinhet kèm vào trang thơ...

Một thời Duy Phượng và sự khắt khe trong chữ nghĩa

Căn nhà rộng gần trăm mét ở phố Đoàn Nhữ Hài được nhà văn Tô Hoài mua bằng tiền nhuận bút. Tiền nhuận bút thời thuộc Pháp rất cao, ông kể, nhuận bút của tập truyện Dế mèn phiêu lưu ký được 30 đồng - mua được 3 tạ gạo thời ấy; nhờ nhuận bút của "Dế mèn" ông đã đủ tiền đi "chu du thiên hạ" khắp Đông Dương, vào Sài Gòn, "đậu" ở Thủ Dầu Một thời gian “đủ” và cũng là cơ duyên gặp được một cô gái tên Phượng.

Đôi trai gái yêu nhau và đây là mối tình lớn nhất của nhà văn, kéo dài suốt hai thế kỷ đau đáu nhớ nhung bởi sự xa cách. Sau này, khi ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, bà Phượng từ Pháp về Việt Nam đã tìm gặp được ông. Câu chuyện này nhà văn Tô Hoài chỉ kể riêng cho tôi, một lần tôi đến thăm ông ở Nghĩa Đô, nhà văn lúc này đã ở tuổi 90.

Trước cửa sổ phòng làm việc của ông ở tầng 2 luôn có treo một giò bìm biển. Hỏi ông, ông chỉ cười. Khi kể về mối tình sâu nặng của mình, ông mới cho biết là để nhớ mối tình ấy. Ít người biết nhiều bài viết của Tô Hoài ký bút danh Phượng Vũ hoặc Duy Phượng. Phượng Vũ là tên con trai thứ hai của ông, còn Duy Phượng thì hẳn là ẩn ý tình yêu của đời ông duy chỉ có Phượng mà thôi!

Về bút danh Tô Hoài, ông cười khì khì, đôi mắt nheo nheo: "Có gì đâu, tớ nghĩ đơn giản thôi; thuở bé suốt ngày tớ la cà chơi bời và đi đổ dế ở ven bờ sông Tô Lịch (làng Nghĩa Đô ở gần đấy). Cái tên Tô là ý đấy; còn Hoài là phủ Hoài Đức, làng Nghĩa Đô xưa thuộc phủ Hoài Đức, quê mẹ mình... Sau này nhiều báo chí đến gặng hỏi chắc hẳn nhà văn lớn khi đặt bút danh phải thâm thúy, cao siêu lắm... Họ cứ quan trọng hóa mọi chuyện".

Thế nhưng trong văn chương, chữ nghĩa thì Tô Hoài vô cùng khắt khe và cẩn trọng. Trong các nhà văn lớn của Việt Nam sáng tạo nhiều từ mới, tôi cho rằng đó là nhà văn Nguyễn Tuân và nhà văn Tô Hoài. Một dịp đến chơi với báo Người Hà Nội, nhà văn hỏi: "Tớ đố các cậu cái anh dạy nhảy, thường hay gọi cho oai là vũ sư ấy, gọi thế nào là chính xác nhất, Việt nhất”. Tất nhiên mọi người đều chịu. Ông thủng thẳng: “Nó là thằng thợ dìu, chẳng phải nó đang dìu người ta đi bước này, đi bước nọ là gì...". Và, ít hôm sau nhà văn gửi đến chúng tôi truyện ngắn rất hay có cái tít: Giấc mộng ông thợ dìu.

Viết là cách tập thể dục tinh thần

Là cây đại thụ trong văn học, nhà văn Tô Hoài không lúc nào ngơi nghỉ làm việc. Những năm cuối đời, ông thường về ngôi nhà ở Nghĩa Đô để làm việc cho yên tĩnh và tiện việc chăm sóc thuốc thang của con gái ông. Tôi đến lúc nào cũng thấy "Bác Tô Hoài" đang đọc sách hoặc viết gì đó. Ông nói viết cũng là cách tập thể dục tinh thần, vả lại còn nhiều thứ để viết lắm, chỉ sợ thời gian không cho phép... Nhà văn Tô Hoài đã nhận lời viết cho ai, cho báo nào thì không bao giờ sai hẹn. Bản thảo viết tay, nét chữ đều tăm tắp, nhưng nếu không quen thì nhiều chữ cũng phải mất công luận.

Có một nhà thơ khá tên tuổi cứ khăng khăng nhà văn Tô Hoài lớn như thế mà viết hay sai chính tả. Hóa ra theo cách hiểu của nhà thơ nọ, viết thiếu dấu là sai chính tả. Nhưng nhà thơ không hiểu được trong cách viết của bất kỳ bản thảo nào Tô Hoài cũng viết đúng với cách đọc. Ví dụ các từ: Các, khác, tát, Pháp, Tô Hoài chỉ viết: cac, khac, tat, Phap mà không mất công thêm dấu không cần thiết (điều này nhà văn Hồ Anh Thái đã ca ngợi trong một bài viết).

Về việc thâm thúy và bằng lòng "hạ bút" viết cho báo nào cũng như ứng xử tinh tế, khe khắt của nhà văn Tô Hoài, tôi đã trực tiếp được trải nghiệm. Đó là vào năm 2002, khi tôi trở lại làm thư ký tòa soạn báo Người Hà Nội, sau nhiều năm công tác ở một số tờ khác. Lúc ấy uy tín và số lượng phát hành của báo sút kém. Trong một buổi gặp mặt tại trụ sở Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội ở 19 phố Hàng Buồm, tôi gặp nhà văn Tô Hoài và mời ông viết cho báo. Ông cười cười rồi nói sang chuyện khác. Tôi hiểu ý bác chê tờ báo kém như thế bác không viết.

Khoảng một năm rưỡi sau đó, trong buổi họp Ban chấp hành Hội tổ chức ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, nhà văn Tô Hoài gọi tôi ra góc phòng nói: "Tớ thấy báo Người Hà Nội dạo này bảnh lắm". Tôi mừng quá, ông đã có lời khen anh chị em tòa soạn đã làm tờ báo hay lên, thật là lời khen vô giá của người đã sáng lập ra tờ báo.

Nhà văn nói tiếp: "Tớ viết cho báo nhé. Cậu nghĩ cho tớ một chuyên mục". Thật vô cùng vinh hạnh và sung sướng khi được ông đồng ý viết. Sau đó, tôi rất lo bởi sự tin tưởng của ông. Mất hàng chục ngày loay hoay tìm cách đặt tên chuyên mục, mấy chục tên nghĩ rồi lại xóa vì thấy không ổn. Bỗng một hôm lóe lên cái tên chuyên mục ấy, tôi mừng quá, đúng rồi, ra được chất của Tô Hoài rồi, mà cũng tha hồ báo khai thác mọi góc khuất ở ông... Tôi gọi điện báo cáo ông cái tên chuyên mục, nhưng vẫn hơi lo, sợ ông không ưng. Nghe xong, nhà văn Tô Hoài cười khì khì trong máy: "Thằng này khá, hiểu được ý tớ". Tên chuyên mục ấy là: "Thủng thẳng chuyện đời".

Suốt hơn hai năm, nhà văn Tô Hoài đã viết cho chuyên mục ấy và được nhiều bạn đọc rất thích. Nếu có việc phải đi xa, hoặc bận gì đó, bao giờ nhà văn cũng viết trước có khi tới ba số cho báo, hoặc báo trước cho chúng tôi chủ động.

***

Mùa xuân năm ngoái (2013), một nhóm gồm: nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng, nhà thơ Phạm Đức, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Quang Minh, nhà quay phim Đức Hùng và tôi tổ chức làm một bộ phim về nhà văn Tô Hoài. Bởi phần lớn chúng tôi đều từng là quân của cụ.

Đang dàn dựng quay và chụp mà nhân vật chính là nhà văn Tô Hoài cùng cụ bà, thì Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội dẫn đầu một nhóm đến chúc sức khỏe và tặng hoa. Nhà văn tuổi đã 93 nhưng vẫn rất minh mẫn và khỏe, trêu chúng tôi: "Các cậu bắt diễn viên diễn nhiều thế". Sau đó, ông còn hẹn thời tiết ấm lên sẽ đi quay một số ngoại cảnh phố cổ, Hồ Gươm… Ấy vậy, thời gian sau đó ông cứ xuống sức dần.

Giữa mùa hè của năm con Ngựa này (6/7/2014 ), nhà văn Tô Hoài, cây đại thụ cuối cùng của văn học hiện đại Việt Nam đã ra đi, để lại khoảng trống không thể bù đắp một phong cách, phong thái, tính cách văn chương, sáng tạo văn chương rất Tô Hoài.

8/7/2014

Cao Minh



 

Đọc thêm

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ tâm huyết của mình về vai trò và những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ...
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới ...
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập -  ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập - ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; Hạng 2 Azerbaijan...
Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Công cụ AI giúp ông già Noel tìm được những bến đỗ hoàn hảo để đáp cỗ xe tuần lộc, trên tổng số 40 triệu mái nhà trải dài khắp ...
Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, tên quốc tế Pabuk.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động