Mỏi mắt: Tiến sĩ Howard Purcell, một chuyên gia đo thị lực của Mỹ, cho biết: "Việc sử dụng rộng rãi các thiết bị số và tiếp xúc với màn hình có thể gây ra sự căng thẳng về mắt". Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế nhận thấy ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể là nguyên nhân gây chết tế bào võng mạc của con người và ảnh hưởng tới thị lực. (Nguồn: Thelist)
Việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều có thể gây thương tổn cho cổ và vai của chúng ta. Nguyên nhân là khi chúng ta nghiêng về phía trước hoặc giữ đầu mình ở một vị trí trong một khoảng thời gian dài. (Nguồn: Thelist)
Mức oxy thấp: Ngoài đau cổ và vai, việc liếc qua để xem điện thoại của bạn có thể gây ra những lo ngại về sức khoẻ khác, bao gồm giảm oxy trong não. Nghiên cứu của Bệnh viện Cleveland cho biết ngồi trong tư thế cúi đầu sẽ cản trở khả năng mở rộng của phổi, do đó làm suy yếu khả năng phổi của bạn. Hít thở ít có nghĩa là tim bạn cần phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể, trong đó có não bộ. (Nguồn: Thelist)
Đau khớp: Nhắn tin quá nhiều sẽ khiến cho các ngón tay bị giữ ở một tư thế rất lâu. Nó gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới khớp xương ở các ngón tay và cổ tay, đặc biệt là ngón tay cái (vị trí thường bị viêm khớp nhiều nhất do các cử động tay lặp đi lặp lại). Ngoài việc bị chuột rút, đơ cứng ngón tay, khó khăn trong các hoạt động…, về lâu dài, các bạn còn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về xương tay. (Nguồn: Thelist)
Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Vào ban đêm lượng ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ trở thành "kẻ thù" vô hình đối với sức khỏe con người. Theo đó, ánh sáng xanh khiến não ngừng sản sinh melatonin, loại hormone gây buồn ngủ. (Nguồn: Thelist)
Ngoài việc ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể chúng ta, liên tục nhìn vào điện thoại cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần. Chúng ta dễ mắc chứng rối loạn lo âu do việc dành quá nhiều thời gian trong thế giới ảo và không đủ thời gian trong thế giới thực. (Nguồn: Thelist)
Phiền muộn: Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng quá nhiều đồ điện tử và tần suất sử dụng mạng xã hội dày đặc là nguyên nhân lớn gây ra chứng lo lắng ở độ tuổi 20-30. Việc thường xuyên cập nhật về cuộc sống của người khác và vô tình tự so sánh bản thân mình với họ là nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi thậm chí là chán ghét bản thân mình. (Nguồn: Thelist)
Ảo giác: Một nghiên cứu cho thấy 2/3 số người được khảo sát cho biết họ nghe hoặc có cảm giác thấy điện thoại di động của mình rung trong khi thực tế là nó vẫn nằm yên. Hiện tượng trên có tên khoa học là chứng ringxiety (tạm dịch là “Chứng lo lắng điện thoại rung”). Mức độ sử dụng di động càng lớn thì nguy cơ mắc chứng bệnh này càng cao. (Nguồn: Thelist)
Việc nghiện điện thoại di động của chúng ta đang khiến chúng ta trở nên phân tâm hơn. Các chuyên gia y tế giải thích: "Kể từ khi một người dành trung bình 9 tiếng mỗi ngày, 7 ngày/tuần để nhìn vào các thiết bị điện tử, não của họ sẽ bị ảnh hưởng". Ví dụ ở những người đang được chẩn đoán ADHD hiện nay, bộ não của họ đang quá quen với việc được kích thích bằng các thiết bị điện tử, não mất khả năng tập trung, và phán đoán trong những tình huống nhất định. (Nguồn: Thelist)
Ngắt kết nối: Hãy cân nhắc việc sử dụng smartphone, ngay cả khi bạn không ở trong rạp chiếu phim, các cuộc họp quan trọng, não của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. (Nguồn: Thelist)
Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.