Nhỏ Bình thường Lớn

Những điểm mới của Dự thảo tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Dự thảo tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Một triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT trên máy: Phải có kịch bản lường rủi ro
Có 3 điểm mới trong Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT 2025. (Nguồn: Vietnamnet)

PGS. TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, dự thảo này có nhiều điểm mới quan trọng. Với những góp ý của dư luận, Bộ GD&ĐT sẽ lắng nghe, tổng hợp và phân tích đa chiều.

3 điểm mới của Dự thảo thi 2025

Theo PGS. TS Huỳnh Văn Chương, đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT đang nhận được nhiều ý kiến từ các chuyên gia, các thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh về dự thảo.

Ở đây, Bộ GD&ĐT muốn nhấn mạnh ba điểm mới được thể hiện trong Dự thảo phương án thi 2025:

Thứ nhất, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực phù hợp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Thứ hai, bộ muốn nhấn mạnh đến việc định hướng nghề nghiệp qua các môn thi tự chọn từ các môn học chọn học của học sinh, điều này giúp sớm định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích cho các em.

Thứ ba, theo lộ trình từ năm 2025-2030, từng bước, Bộ GD&ĐT sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để tổ chức kỳ thi trên máy tính.

"Chúng tôi kỳ vọng, phương án này vừa đáp ứng được yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp; đánh giá chất lượng dạy và học theo sự tiến bộ của người học; đồng thời kết quả thi đủ độ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo xét tuyển sinh, học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm", ông Chương nói.

Thay đổi về đề thi môn lịch sử

Một trong những điểm đáng lưu ý của Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 là môn lịch sử trở thành một trong bốn môn thi bắt buộc.

"Hiện Bộ GD&ĐT đang nhận được khá nhiều ý kiến đồng thuận, đặc biệt từ các thầy cô giáo giảng dạy và học sinh trong trường phổ thông.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác nhau, nhất là ủng hộ việc thi môn lịch sử nhưng cần thay đổi nhiều hơn cách ra đề cho môn học này.

Những ý kiến góp ý này, bộ sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe, tổng hợp tiếp thu và phân tích đa chiều", ông Chương chia sẻ.

Bộ GD&ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi tốt nghiệp THPT

Sau khi công bố dự thảo phương án thi, một số ý kiến của dư luận cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT nên nhẹ nhàng hơn nữa; nên trao quyền tối đa cho các Sở GD&ĐT từ việc tổ chức thi đến ra đề thi.

Về điều này, ông Chương cho hay, hiện nay bộ đã phân cấp khá mạnh và rõ cho các địa phương trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Các địa phương, cụ thể là Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm chính về tổ chức kỳ thi trên địa bàn. Bộ GD&ĐT thực hiện công tác ban hành Quy chế, xây dựng đề thi và thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Những kỳ thi gần đây, đặc biệt các năm 2020, 2021, 2022, mô hình này ghi nhận nhiều ưu điểm, sự phân cấp ngày một cụ thể và rõ trách nhiệm.

Hiện đang có sự khác nhau giữa các tỉnh thành, từ năng lực ra đề thi đến việc tổ chức đánh giá, xây dựng đề thi bảo đảm được tính đồng đều về chất lượng, phổ quát và tương đồng giữa các địa phương là việc cần làm thận trọng và có lộ trình.

Để đáp ứng được tính đồng bộ, bộ vẫn chịu trách nhiệm ban hành quy chế thi, ra đề thi, thanh tra, kiểm tra còn các công việc khác, địa phương hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện quy định, quy chế và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ở cả cấp Bộ và cấp địa phương để kết quả kỳ thi được an toàn, khách quan, minh bạch nhất.

Đối với đề thi của Kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực, có sự phân hóa phù hợp để bảo đảm vừa để xét công nhận tốt nghiệp và kết hợp đạt nhiều mục tiêu khác nhau.

Theo thông lệ hằng năm ngay trước mỗi kỳ thi, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề thi tham khảo để làm cơ sở cho giáo viên và học sinh định hướng ôn tập.

Đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 cũng vậy, trước khi tổ chức thi, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề thi tham khảo để giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy học và ôn thi.

Lên lộ trình cho việc thi trên máy tính

Trong dự thảo, Bộ GD&ĐT đặt ra lộ trình từ năm 2025-2030 từng bước tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính.

Ông Chương nói rằng, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả từng bước tổ chức kỳ thi trên máy tính cũng là phù hợp với xu hướng quốc tế và phù hợp việc đẩy mạnh chuyển đổi số của quốc gia hiện nay, trong đó có ngành giáo dục.

Đây là vấn đề bộ đã bàn thảo rất nhiều, xin ý kiến các chuyên gia và được xây dựng theo lộ trình phù hợp, chắc chắn.

Các năm 2025, 2026, 2027, kỳ thi vẫn tiếp tục được tổ chức trên giấy; song song với đó, bộ sẽ thử nghiệm diện hẹp thi trên máy tính tại một số địa phương đủ điều kiện.

Sau khi thử nghiệm đồng bộ, có đánh giá tác động, các điều kiện đều đáp ứng cho mỗi địa phương, Bộ GD&ĐT mới tính toán triển khai đồng loạt, không gây xáo trộn.

'Mỗi thanh niên phải là người tiên phong chuyển đổi số trong hoạt động tình nguyện'

'Mỗi thanh niên phải là người tiên phong chuyển đổi số trong hoạt động tình nguyện'

Chị Đỗ Thị Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm Tình nguyện quốc gia (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cho rằng, mỗi đoàn viên, ...

Những điều cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng vào lớp 10

Những điều cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng vào lớp 10

Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm ...

Vụ học sinh ngộ độc sau khi đi dã ngoại: Hiệu trưởng nói gì?

Vụ học sinh ngộ độc sau khi đi dã ngoại: Hiệu trưởng nói gì?

Ngày 29/3, bà Nguyễn Thị Ngân Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã thông tin về nguồn gốc ...

TP. Hồ Chí Minh: Trường chuyên đầu tiên công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2023

TP. Hồ Chí Minh: Trường chuyên đầu tiên công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2023

Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh, môn thi lớp 10 năm 2023.

Đi dã ngoại để rèn các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cho trẻ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Đi dã ngoại để rèn các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cho trẻ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Việc tổ chức chuyến dã ngoại, trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động quan trọng của công tác giáo dục nhưng nó ...

(theo Dân trí)