Hang động Mer de Glace ở Chamonix là một trong những hang động bằng băng lớn nhất tại Pháp. Bên trong hang có nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả cuộc sống của người dân nơi đây ở thế kỷ 19. (Nguồn: MSN)
Hang động Kungur nằm ở vùng núi Ural của Nga, dài 5.700m. Tinh thể băng trong suốt lung linh như những viên kim cương phản quang từ mặt nước hồ và lan tỏa khắp lòng hang rộng lớn kỳ bí. (Nguồn: MSN)
Hang băng Breiðamerkurjökull ở Iceland thật sự là một tuyệt tác khiến mẹ thiên nhiên đôi khi cũng không thể tin vào đôi bàn tay mình. (Nguồn: MSN)
Hang động bằng băng Big Four ở bang Washington, Mỹ có lối vào rất hẹp, tối và vô cùng hiểm trở. Tuy nhiên, đây luôn là điểm thu hút các nhà thám hiểm. (Nguồn: MSN)
Hang động tại sông băng Perito Moreno, Argentina là một trong những tuyệt tác kỳ diệu của thiên nhiên. Gam màu chủ yếu ở nơi đây là màu xanh nước biển. (Nguồn: MSN)
Màu xanh huyền bí của hang băng Mendenhall Glacier, Alaska, Mỹ, được tạo thành bởi các cấu trúc tinh thể độc đáo hấp thụ và phản xạ ánh sáng, đặc biệt vào những ngày nắng và băng tan nhiều. (Nguồn: MSN)
Hang Băng Dobšinská tại Công viên Quốc gia Slovak Paradise ở Slovakia đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hang động này có hơn 110.00m3 băng, được mở cửa cho công chúng tham quan vào những năm đầu thế kỷ XIX. (Nguồn: MSN)
Hang động huyền bí nằm trên hòn đảo Olkhon, ở phía Đông Siberia với hàng trăm nhũ đá đóng băng vì thời tiết giá lạnh. Khi ánh nắng chiếu vào, chúng trở nên càng lung linh, rực rỡ hơn. Những tảng băng nằm lấp lửng dưới lớp tuyết cùng với ánh sáng Mặt trời trông như những viên đá ngọc bích. (Nguồn: MSN)
Hang băng Narusawa ở Nhật Bản có cấu trúc đường hầm đôi được hình thành bởi dòng dung nham nóng chảy (Aokigahara Marubi) chạy giữa các núi lửa cộng sinh cũ. (Nguồn: MSN)
Hang băng Skaftafell nằm ở Công viên Quốc gia Skaftafell, Iceland. Lớp băng ở trần hang nhìn không khác gì những đợt sóng ngoài biển khơi. (Nguồn: MSN)