TIN LIÊN QUAN | |
Tái tạo tim người từ hải quỳ biển | |
3 cách tự chữa bệnh cần quên ngay lập tức |
Nhà văn, nhà khoa học, học giả thông thái người Đức Johann Wolfgang Goethe đã từng viết như vậy khi nói về những phát hiện y học một cách tình cờ. Chẳng hạn như các nhà khoa học tại New Zealand đã ngẫu nhiên phát hiện ra rằng loại vaccine viêm màng não có thể ngăn chặn được cả bệnh lậu.
Dưới đây một số loại thuốc và dụng cụ y tế được các nhà khoa học khám phá ra một cách đầy bất ngờ.
Rất nhiều thành tựu y học được khám phá một cách ngẫu nhiên. (Nguồn: The Guardian) |
Thuốc Viagra
Tại phòng thí nghiệm của hãng dược phẩm nổi tiếng Pfizer, thay vì tìm ra loại thuốc chữa căn bệnh đau thắt ngực, các nhà khoa học lại tình cờ tìm ra cách chữa căn bệnh rối loạn cương dương – một hội chứng khiến đời sống tình dục của nam giới gặp nhiều vấn đề. Loại thuốc mới được đặt tên là Viagra và có màu xanh dương đặc trưng. Nhờ sản phẩm mới này, hãng dược phẩm Pfizer đã kiếm được một khoản doanh thu khổng lồ.
Loại thuốc Viagra với màu xanh dương đặc trưng. (Nguồn: The Guardian) |
Trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, những tình nguyện viên nam giới cho biết họ có thể kéo dài thời gian ân ái sau khi sử dụng loại thuốc Viagra. Ban đầu, loại thuốc Viagra được sử dụng để làm giãn những mạch máu xung quanh trái tim để giúp máu di chuyển dễ dàng hơn. May thay, loại thuốc này cũng có tác dụng tương tự đối với những động mạch ở dương vật.
Sau khi được bán ra thị trường vào năm 1998, loại thuốc này đã và đang giúp cải thiện đời sống tình dục của hàng triệu nam giới trên toàn cầu.
Vào năm 2007, 3 nhà khoa học người Argentina đã được trao giải Nobel ‘Ig’ (giải Nobel ‘Ig’ được trao cho những công trình nghiên cứu mang tính “ngốc nghếch”, “kỳ quặc”) nhờ việc phát hiện Viagra có thể giúp những chú chuột hamster cảm thấy hết mệt mỏi sau một chuyến bay dài.
Kháng sinh Penicillin
Sau kỳ nghỉ kéo dài một tháng tại Scotland vào năm 1928, nhà nghiên cứu bệnh học Alexander Fleming đã tình cờ khám phá ra một loại thuốc mới, giúp cứu sống vô số người bệnh trên thế giới. Khi trở về phòng thí nghiệm tại Bệnh viện St Mary tại thành phố London (Anh), Alexander Fleming đã thấy một sự lạ trong chiếc đĩa cấy mẫu thí nghiệm mà ông đã vô tình để bên cửa sổ.
Penicillin - loại kháng sinh đầu tiên được phát hiện. (Nguồn: The Guardian) |
Trong thời gian Fleming vắng mặt, chiếc đĩa thí nghiệm bị nhiễm loại vi khuẩn Staphylococcus aureus. Nhưng loại vi khuẩn này lại bị tiêu diệt bởi một loại nấm mốc. Fleming đưa ra kết luận như vậy khi nhận thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus không thể phát triển tại nơi mà nấm mốc đã mọc trước đó.
Nhờ sự kiện này, Fleming đã vô tình phát hiện ra loại kháng sinh đầu tiên trên thế giới. Loại kháng sinh này được đặt tên là penicillin. Nhờ phát hiện trọng đại này, Fleming nhận giải Nobel Y học năm 1945 cùng với Florey và Chain, những nhà hóa học đã có công tìm ra cách sản xuất kháng sinh penicillin với số lượng lớn, giúp cứu sống những binh sỹ bị thương trong Thế chiến thứ 2.
Fleming hồi tưởng lại: “Khi tôi thức dậy vào sáng sớm ngày 28/9/1928, tôi không nghĩ là mình có ý định thực hiện một cuộc cách mạng trong y học bằng cách khám phá ra loại kháng sinh đầu tiên trên thế giới”.
Máy tạo nhịp tim
Kỹ sư người Mỹ Wilson Greatbatch là người đầu tiên phát minh ra chiếc máy tạo nhịp tim có thể cấy vào cơ thể người. Tuy nhiên, ban đầu Wilson Greatbatch không có ý muốn tạo một chiếc máy như vậy.
Vào năm 1956, trong khi cố gắng tạo ra một thiết bị ghi lại nhịp tim, Wilson Greatbatch đã vô tình lắp nhầm một điện trở vào chiếc máy. Ngay lập tức, chiếc máy “ghi lại nhịp tim” bắt đầu phát ra những xung điện.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Crosswalk) |
Greatbatch lập tức thấy được tiềm năng của thiết bị này. Sau 2 năm cải tiến, chiếc máy tạo nhịp tim có thể cấy vào cơ thể người đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1960 và nhanh chóng được sản xuất quy mô lớn. Nhờ chiếc máy này, sức khỏe của hàng triệu bệnh nhân tim được cải thiện.
Căn bệnh loét dạ dày
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, hai bác sỹ người Australia đã bị mọi người chế giễu khi cho rằng nguyên nhân của căn bệnh loét dạ dày là do vi khuẩn chứ không phải chế độ ăn uống hay căng thẳng tinh thần. Chuyên gia nghiên cứu các bệnh dạ dày - ruột Barry Marshall, cùng đồng nghiệp Robin Warren, đã phát hiện ra rằng những mẩu sinh thiết từ những bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày đều chứa cùng một loài vi khuẩn hình xoắn ốc có tên là Helicobacter pylori (HP).
Để chứng minh linh cảm của mình, Marshall đã dũng cảm đưa vào cơ thể chính mình chất dịch dạ dày của một bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày. Sau một tuần, ông nhận thấy mình bị viêm dạ dày. Sau đó, căn bệnh của ông đã được chữa khỏi nhờ thuốc kháng sinh.
Ảnh minh họa: Những mẩu sinh thiết từ những bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày đều chứa vi khuẩn HP. (Nguồn: EOP) |
Nhờ những cống hiến cho ngành y học, hai nhà khoa học Marshall và Warren đã được trao giải Nobel Y học năm 2005.
Thuốc Valium
Vào những năm 50 của thế kỷ XX, Leo Sternbach, một người Mỹ gốc Ba Lan đã phát triển loại thuốc benzodiazepine (thành phần chính của thuốc Valium, có tác dụng an thần). Loại thuốc này được tạo nên nhờ những hợp chất mà Leo Sternbach đã tổng hợp trước đó tại Ba Lan với mục đích tạo ra... thuốc nhuộm.
Leo Sternbach không tạo ra thuốc nhuộm từ những hợp chất này, nhưng ông đã tình cờ tạo ra benzodiazepine, một trong những loại thuốc được kê đơn nhiều nhất tại Mỹ.
"Y học cổ truyền là một kho báu và ngành dược liệu có tiềm năng phát triển lớn" Sáng 12/4 tại Lào Cai, diễn ra Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam. Phát biểu tại hội ... |
Trung Quốc tăng cường điều trị HIV/AIDS bằng y học cổ truyền Với nỗ lực tăng cường sử dụng các phương thuốc cổ truyền trong hệ thống y tế quốc gia, Trung Quốc thông báo sẽ tăng ... |
Từ đồ chơi cổ đại thành máy hỗ trợ y học hiện đại Một trong những chiếc máy quan trọng bậc nhất của nền y học hiện đại đã được tạo ra chỉ với giấy, băng dính và ... |