Ảnh minh họa |
Thật khó khi nhớ về thời điểm mà người Mỹ chưa hề biết lo lắng về những kẻ khủng bố với âm mưu bạo lực trên đất Mỹ và bọn tội phạm Internet chưa nhắm tới mục tiêu là các cá nhân, doanh nghiệp, và chính phủ. Nhưng thế giới đã thay đổi kể từ cuộc tấn công 11/9.
"Những sự kiện khủng khiếp của ngày hôm đó là khúc dạo đầu cho một thập kỷ chuyển đổi chính trị, kinh tế, và văn hóa", Giám đốc FBI Robert S. Mueller, "sự phát triển của toàn cầu hóa và công nghệ đã thúc đẩy những thay đổi này."
Các “siêu kết nối” là căn nguyên của xu hướng toàn cầu hóa mới này khiến cho "bạn hay kẻ thù cũng có vẻ giống nhau", ông Mueller cho biết điều này trong một bài phát biểu tại San Francisco. "Ngày nay, thế giới của chúng ta có thể thay đổi chỉ trong chớp mắt. Nếu chúng ta không nhận ra thế giới đang thay đổi như thế nào, hậu quả tàn phá có thể rất khốc liệt".
Ông Mueller lưu ý rằng "những kẻ khủng bố, gián điệp, và tin tặc luôn nghĩ ra những cách thức mới để làm hại chúng ta. "Ông cung cấp các ví dụ của một số vụ gần đây và đưa ra các kế hoạch để luôn có thể kiểm soát những mối đe dọa. Về khủng bố, al Qaeda đã bị suy yếu kể từ 11/9, và nước Mỹ đã ngăn chặn hàng chục cuộc tấn công. Nhưng "cốt lõi của al-Qaeda hoạt động ngoài Pakistan vẫn có khả năng tấn công cao", Mueller cho biết một bằng chứng đã được xác nhận từ thi thể của Bin Laden sau khi chết. Tại Yemen, mối quan tâm đặc biệt của những kẻ khủng bố trong nước có thể trở nên cực đoan và họ sẵn sàng hành động một mình, điều này khiến chúng ta khó có thể tìm họ để ngăn chặn.
Trong lĩnh vực hoạt động gián điệp kinh tế, “các quốc gia sẽ luôn luôn cố gắng để tìm hiểu bí mật của quốc gia khác nhằm đạt được lợi thế không chỉ ở kinh tế mà còn cả chính trị và quân sự", Mueller cho biết. Và bởi vì "có quá nhiều dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trên mạng máy tính", ông nói thêm, "đối thủ thường xuyên ăn cắp được bí mật thông qua việc xâm nhập mạng lưới máy tính”.
Trong bối cảnh gián điệp mạng được nhà nước bảo trợ đang trở thành một vấn đề nan giải của quốc tế thì ông Muller còn chỉ ra rằng "đây chỉ là một trong những khía cạnh của những hiểm họa trong không gian mạng". Vẫn còn đó nhiều nguy cơ khác, đến từ các nhóm tin tặc, tình trạng hỗn loạn kỹ thuật số, và các cuộc tấn công mạng lưới cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng...
Những cơ quan tình báo quốc gia như FBI, CBS,... luôn phải đứng trước những mối đe dọa này và đối phó với chúng bằng cách thu thập và chia sẻ thông tin tình báo và tiếp tục nhấn mạnh quan hệ đối tác. "Không có một cơ quan, công ty, hay quốc gia nào có thể đánh bại các mối đe dọa toàn cầu phức tạp này một mình", Mueller cho biết.
Ông cũng lưu ý rằng thời điểm hiện nay, cần có các công cụ phù hợp để giải quyết các mối đe dọa từ không gian mạng, đặc biệt là đối với việc chặn thông tin điện tử từ các mạng xã hội một cách hợp pháp. Bởi vậy, đó là lý do vì sao Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã phải hoạt động liên tục để thay đổi và có biện pháp chống lại các mối đe dọa đang ngày một phát triển.
Thành Châu (Theo FBI)