Những nhịp cầu đến ‘xứ sở nghìn hồ’

Hà Phương
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (từ ngày 24-26/3) với những kết quả nổi bật một lần nữa cho thấy Việt Nam có vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Phần Lan cũng như quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa cơ quan lập pháp hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho. (Nguồn: TTXVN)

Những “món quà” có thể kể đến như: Quốc hội Phần Lan phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVIPA); Phần Lan có riêng một hiệp định bảo hộ đầu tư sản phẩm với Việt Nam; Việt Nam được chọn là quốc gia ưu tiên trong chương trình thúc đẩy nhân tài của Phần Lan.

Điều đó đủ nói lên quyết tâm của Phần Lan trong việc thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, một tinh thần được thể hiện xuyên suốt trong các tiếp xúc cấp cao.

Hướng đi mới, cách làm mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.

Tiếp người bạn đến từ Âu châu, các nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Phần Lan; hài lòng nhận thấy hợp tác hai nước phát triển tích cực, đặc biệt về chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo…

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho nhấn mạnh Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng trong ASEAN của Phần Lan. Những thành công trong quá trình chuyển đổi mô hình từ hợp tác phát triển sang hợp tác cùng có lợi, đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội mỗi nước.

Hài lòng nhưng chưa thể dừng lại ở đó, lãnh đạo hai nước nhất trí tiếp tục tìm hướng đi mới, cách làm mới và động lực mới để làm sâu sắc hơn quan hệ song phương thời gian tới.

Cụ thể, lĩnh vực kinh tế được các nhà lãnh đạo hai nước đặc biệt nhấn mạnh là trụ cột trọng tâm trong hợp tác giữa hai nước. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực tiễn hay EVIPA khi được phê chuẩn đều là những đòn bẩy quan trọng đưa hợp tác kinh tế song phương tiến xa hơn nữa. Kim ngạch song phương tăng đều trong thời gian qua và đạt gần 380 triệu USD năm 2023. Tuy nhiên, cả Việt Nam và Phần Lan đều nhìn nhận rằng con số này vẫn khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước.

Để tận dụng đòn bẩy và tiến xa hơn nữa, các lãnh đạo Việt Nam khẳng định sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác thương mại, mong bạn tiếp tục tạo thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Phần Lan như sản phẩm sắt thép, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng dệt may và nguyện phụ liệu dệt, may, da giày...

Bên cạnh đó, Việt Nam đề nghị Quốc hội Phần Lan ủng hộ việc Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam; thúc đẩy Quốc hội các nước thành viên EU sớm phê chuẩn EVIPA với một niềm tin chắc chắn rằng, EVIPA giúp doanh nghiệp mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau và khu vực.

Việt Nam đã và đang đi trên con đường thực hiện những “khát vọng xanh”. Việt Nam là đối tác của EU, các nước G7 trong thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), thỏa thuận Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Trên hành trình đó, Việt Nam luôn có được những người bạn đồng hành tin cậy, bao gồm Phần Lan với nhiều dự án hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực như kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch.

Thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Hiệp định khung giữa hai chính phủ về các dự án được tài trợ trong Chương trình đầu tư công Phần Lan, tập trung vào các ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tri thức, ứng phó với các thách thức về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu, phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho. (Nguồn: quochoi.vn)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho. (Nguồn: quochoi.vn)

Tiếp đà đi lên của hợp tác

Chuyến thăm Việt Nam của ông Jussi Halla-aho là chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan sau 14 năm. Tháng 9/2021, chuyến thăm chính thức Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng là chuyến thăm Phần Lan đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 28 năm. Đây là những dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước nói chung và hợp tác nghị viện song phương nói riêng.

Đặt trong tổng thể quan hệ hai nước, quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Phần Lan được duy trì tốt đẹp thông qua trao đổi một số đoàn cấp Lãnh đạo và các cơ quan của Quốc hội.

Tiếp đà đi lên đó, dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quốc hội hai nước tăng cường giám sát việc thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ, bộ, ngành và địa phương; ủng hộ và tăng cường kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp, địa phương; hoàn thiện cơ chế, hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho hợp tác giữa cơ quan chức năng, doanh nghiệp hai nước.

Hai bên thúc đẩy hợp tác trên kênh ngoại giao nghị viện; tăng cường trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao và các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội, giao lưu nghị sĩ, trong đó có Nhóm nghị sĩ Việt Nam - Phần Lan, trong quan hệ với ASEAN, nghị sĩ nữ, nghị sĩ trẻ; trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động nghị viện nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và cơ quan giúp việc.

Ngoài ra, hai bên nhất trí tiếp tục phát huy cơ chế phối hợp chặt chẽ, tăng cường tham vấn, trao đổi thông tin, phối hợp ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội nghị Đối tác nghị viện Á - Âu (ASEP)...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho: “Quan hệ giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp cả về chính trị, ngoại giao; kinh tế, thương mại, đầu tư đến các lĩnh vực khác như năng lượng, khoa học, công nghệ; giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, tài nguyên và môi trường... Điều này đã đánh dấu bước thành công trong quá trình chuyển đổi mô hình hợp tác giữa hai nước từ hợp tác phát triển sang giai đoạn hợp tác cùng có lợi, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước”.

Câu chuyện về giáo dục

Những ấn tượng về màu xanh của “xứ sở nghìn hồ” vào mùa Hè và màu trắng tuyết vào mùa Đông, đất nước của ông già Noel, quốc gia của những con người “hạnh phúc nhất thế giới” được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chân thành chia sẻ khi trao đổi với người bạn Phần Lan. Từ khóa “nước Phần Lan”, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người dân Hà Nội và sau Hà Nội là ở nhiều tỉnh thành khác dọc ba miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam.

Gắn kết người dân luôn là mong muốn của lãnh đạo hai nước và giáo dục được coi là “cây cầu” quan trọng để hiện thực hóa sứ mệnh đó. Trong trao đổi với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho dành một phần không nhỏ để chia sẻ những “câu chuyện” về giáo dục.

Theo Chủ tịch Quốc hội Phần Lan, giáo dục từ lâu đã là điểm sáng trong hợp tác giữa hai nước. Bên cạnh những kế hoạch đã và đang được triển khai trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục và đào tạo nghề về kỹ thuật cũng đang nổi lên là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng mới. Nhận thấy tiềm năng của các chuyên gia và lực lượng lao động Việt Nam, Phần Lan mong muốn thu hút các nhân tài khởi nghiệp đến xây dựng sự nghiệp tại Phần Lan.

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan cho biết, Việt Nam được chọn là quốc gia ưu tiên trong chương trình thúc đẩy nhân tài của nước này. Hiện có hơn 2.000 du học sinh Việt Nam đang theo học và là số sinh viên nước ngoài lớn nhất tại Phần Lan. Phần Lan đang triển khai Chương trình thúc đẩy tài năng, hoan nghênh lao động tay nghề cao, sinh viên của Việt Nam sang làm việc và học tập. Cùng với đó, hơn 10.000 người Việt Nam ở Phần Lan là cộng đồng được coi trọng, đánh giá cao bởi sự cần cù, chịu khó và chân thành.

Nhìn lại chuyến thăm có thể thấy rằng, bên cạnh các cuộc tiếp xúc cấp cao hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho đã lồng ghép những chương trình hoạt động thực tiễn đầy ý nghĩa, mang thông điệp của sự chân thành mong muốn thúc đẩy thực chất các lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước.

Không chỉ dạo bước tham quan tỉ mỉ Nhà Quốc hội và Khu trưng bày khảo cổ Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho còn dành thời gian tham dự Lễ chứng nhận hoàn thành xây lắp Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh tại tỉnh Bắc Ninh (công trình sử dụng công nghệ của Phần Lan trong phân loại rác đầu vào kết hợp lò đốt tầng sôi tuần hoàn) và Trường tiểu học Tân thời đại (cơ sở áp dụng mô hình giáo dục Phần Lan). Đây là những minh chứng cụ thể cho việc triển khai thành công các ưu tiên hợp tác trong quan hệ hai nước.

Chuyến thăm thành công của Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho là điểm nhấn quan trọng của đối ngoại Quốc hội của Việt Nam trong năm 2024, nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9/1/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII.

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và ...

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Phần Lan

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Phần Lan

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan sẽ là dấu ...

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội Phần Lan thúc đẩy quốc hội các nước thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định ...

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan trong các lĩnh vực

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan trong các lĩnh vực

Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho khẳng định hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực mà Phần Lan có thế ...

Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan tại Việt Nam

Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan tại Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, ngày 26/3, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho cùng đoàn đã ...

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn ...
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động