Những 'ông lớn' dầu khí thế giới: Nói chưa đi đôi với làm

TRUNG HIẾU
Các công ty dầu khí lớn trên thế giới đưa ra nhiều thông điệp “xanh”, song các khoản đầu tư và hoạt động lại chưa theo kịp các tuyên bố thân thiện với hành tinh của chính họ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ô nhiễm không khí do nhà máy lọc dầu xả ra môi trường. (Nguồn: Shutterstock)
Ô nhiễm không khí do nhà máy lọc dầu xả ra môi trường. (Nguồn: Shutterstock)

Theo Báo cáo của InfluenceMap (tổ chức chuyên đánh giá các mục tiêu và chính sách về khí hậu của các doanh nghiệp, có trụ sở tại London, Anh), những thông điệp tích cực về khí hậu của năm công ty dầu khí lớn gồm BP, Chevron, ExxonMobil, Shell và TotalEnergies không phù hợp với chi tiêu của họ vào các hoạt động giảm phát thải khí carbon ra khí quyển.

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh các nhà khoa học ngày càng khẩn thiết cảnh báo thế giới phải cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để ngăn chặn hậu quả thảm khốc của khủng hoảng khí hậu. Và cùng vào thời điểm báo cáo được công bố, các công ty dầu mỏ cũng nhận nhiều chỉ trích mới khi chi phí cho năng lượng tiêu dùng tăng cao đã giúp lợi nhuận thu về của các công ty này tăng theo.

Các tuyên bố “xanh”

Phân tích 3.421 tài liệu truyền thông của năm công ty trong năm 2021, InfluenceMap cho biết, 60% thông điệp của họ chứa ít nhất một tuyên bố “xanh”.

Sau khi tính toán số tiền mà cả năm công ty dự kiến chi cho các khoản đầu tư “xanh” vào năm ngoái, InfluenceMap nhận thấy trung bình chỉ 12% ngân sách chi tiêu là dành cho những hoạt động mà các công ty tự coi là tái tạo hoặc giảm carbon.

InfluenceMap đánh giá, có sự mất cân bằng đáng kể giữa thông điệp “xanh” và đầu tư của các công ty này.

Theo Giám đốc InfluenceMap, ông Faye Holder: “Trong khi các ông lớn dầu khí tuyên bố trước công chúng là ủng hộ sống xanh, thì họ vẫn tiếp tục đầu tư vào năng lượng không bền vững, chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch”.

Dựa trên số lượng nhân viên truyền thông mà các công ty tuyển dụng, InfluenceMap ước tính, các công ty này chi khoảng 750 triệu USD mỗi năm cho các hoạt động truyền thông liên quan đến khí hậu.

“Đó dường như chỉ là một trong những cách để trì hoãn hành động chống biến đổi khí hậu”, ông Holder nói.

Các công ty này đang “nhấn mạnh quá mức về các công nghệ chuyển đổi năng lượng và các chiến dịch xanh trong các thông điệp của họ với công chúng”.

Báo cáo đã đưa ra một số loại tuyên bố “xanh” khác nhau được các công ty dầu khí sử dụng trong năm 2021, trong đó phổ biến nhất là nêu bật sự ủng hộ đối với nỗ lực chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch hướng tới năng lượng tái tạo và tập trung vào việc giảm phát thải carbon.

Theo đó, một số tuyên bố “thân thiện với hành tinh” của các công ty này lại mô tả khí đốt như một giải pháp khí hậu. Thực tế thì khí tự nhiên tuy thải ra ít carbon dioxide hơn than nhưng vẫn là nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu được tạo ra từ methane - nguyên nhân góp phần gia tăng khủng hoảng khí hậu.

Trong số các công ty trên, Shell cho thấy sự “chênh lệch” lớn nhất giữa thông điệp ủng hộ chống biến đổi khí hậu với sự đầu tư vào các hoạt động giảm phát thải. Trong đó, tuyên bố “xanh” xuất hiện trong 70% thông điệp của công ty, nhưng chỉ chi tiêu 10% cho việc giảm phát thải. Theo sau là ExxonMobil với các số liệu liên quan lần lượt là 65% so với 8%.

Nhóm phân tích cũng cho biết BP, Chevron, ExxonMobil và Shell đã tìm cách thu hút các nhà lập pháp vận động chính sách khuyến khích phát triển dầu khí mới trong giai đoạn 2021-2022.

Nỗ lực giảm phát thải, nhiên liệu hóa thạch

Giá năng lượng đang tăng rất nhanh ở châu Âu do nhu cầu tăng vọt từ các nước sau đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã lưu ý, mức sản xuất dầu và khí đốt hiện nay trên toàn thế giới sẽ không đáp ứng được các tham vọng về khí hậu theo Thỏa thuận Paris.

Trong những nỗ lực bảo vệ môi trường nổi bật năm 2021 của thế giới, đáng chú ý là những chiến dịch hành động để giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tháng 5/2021, Tòa án ở La Haye (Hà Lan) ra phán quyết, tới năm 2030, Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Royal Dutch Shell phải cắt giảm 45% lượng khí thải carbon so với năm 2019. Theo Tạp chí National Geographic đây là một “bước ngoặt lịch sử”.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi đang từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực, góp phần bảo vệ môi trường, cụ thể hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Với phương châm “Bảo vệ môi trường gắn với văn hóa dầu khí”, PVN cho biết sẽ triển khai đồng bộ và toàn diện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường. Tất cả dự án dầu khí ngoài khơi đều tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về môi trường; thực hiện đầy đủ công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Không chỉ áp giá trần khí đốt Nga, châu Âu yêu cầu người dân ‘thắt lưng buộc bụng’ khi sử dụng điện

Không chỉ áp giá trần khí đốt Nga, châu Âu yêu cầu người dân ‘thắt lưng buộc bụng’ khi sử dụng điện

Để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, Ủy ban châu Âu (EC) đang làm việc về một mức trần giá khí đốt chung, ...

Nâng cao trách nhiệm và năng lực phòng ngừa với vấn đề biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Nâng cao trách nhiệm và năng lực phòng ngừa với vấn đề biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Tình trạng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu hoành hành ở Đông Nam Á đang đặt ra yêu cầu về một thỏa ...

Czech có bước đi mới về khí đốt, Hungary nói nỗ lực của phương Tây làm suy yếu Nga không thành công

Czech có bước đi mới về khí đốt, Hungary nói nỗ lực của phương Tây làm suy yếu Nga không thành công

Ngày 8/9, Czech thông báo, dự kiến, nước này sẽ nhận khí đốt từ Mỹ thông qua cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng ...

Tham gia ‘trò chơi’ trừng phạt, khi châu Âu quyết ‘cai’ khí đốt Nga, mùa Đông tới không chỉ giá lạnh…

Tham gia ‘trò chơi’ trừng phạt, khi châu Âu quyết ‘cai’ khí đốt Nga, mùa Đông tới không chỉ giá lạnh…

Cuộc khủng hoảng năng lượng nhiều khả năng khiến châu Âu ngày càng phụ thuộc khí đốt Nga, đồng thời châu lục này có thể ...

Mỹ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn, công nghệ động cơ tuabin khí đốt, đi 'bước đi lớn' về nội địa hóa

Mỹ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn, công nghệ động cơ tuabin khí đốt, đi 'bước đi lớn' về nội địa hóa

Bộ Thương mại Mỹ ngày 12/8 thông báo chính phủ nước này sẽ thắt chặt kiểm soát các hoạt động xuất khẩu chất bán dẫn ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng ...
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động