Những sản phẩm công nghệ quân sự của Nga sẽ ra mắt tại Hội nghị và Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022

Trung Hiếu
Rosoboronexport (thuộc Tập đoàn nhà nước Roste) là đơn vị tổ chức trưng bày sản phẩm Nga tại Hội nghị và Triển lãm Quốc phòng Việt Nam (Vietnam Defence 2022), sẽ được tổ chức từ ngày 8-10/12 tại Sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những sản phẩm công nghệ quân sự của Nga sẽ ra mắt tại Vietnam Defence 2022
Tiêm kích Su-57E của Nga sẽ ra mắt tại Vietnam Defence 2022. (Nguồn: Sputnik)

Tại sự kiện năm nay, Nga sẽ giới thiệu hơn 400 mẫu sản phẩm quân sự, dân sự và công dụng-tính năng kép do các doanh nghiệp hàng đầu của nước này phát triển và sản xuất, trong đó có cả các sản phẩm thuộc Tập đoàn Rostec.

Ông Alexandr Mikheev, CEO của Rosoboronexport cho biết: "Nga và Việt Nam xây đắp quan hệ dựa trên truyền thống hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Rosoboronexport ủng hộ phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và hết sức nỗ lực để tăng cường hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga-Việt Nam".

Tổ hợp hàng không và phòng không

Tại gian hàng Nga, Rosoboronexport sẽ trưng bày toàn bộ dòng máy bay không người lái (UAV) do nước này sản xuất.

Cụ thể, đó là mô hình với tỷ lệ quy mô đầy đủ của UAV Orlan-10E, sản phẩm mới của năm 2022 là Orlan-30, cũng như tổ hợp UAV trinh sát-tấn công Orion-E và đạn dược Kub-E.

Từ tổ hợp máy bay có người lái, khách tham quan Vietnam Defence 2022 sẽ được làm quen với các mẫu tiêm kích thế hệ 5 Su-57E, tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 và Su-30SME, máy bay vận tải quân sự Il-76MD-90A(E), trực thăng trinh sát-tấn công Ka-52E, trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh và trực thăng chống tàu ngầm Ka-28.

Trong số các phương tiện phòng không được trưng bày sẽ có các hệ thống tên lửa phòng không quân sự loại Buk và Tor, tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Verba và Igla-S.

Tại Triển lãm cũng trưng bày các thiết bị của chiến tranh điện tử EW, kể cả thiết bị chuyên dụng chống máy bay không người lái.

Thăm gian trưng bày của Rosoboronexport, đại diện QĐND Việt Nam và quân đội các nước trong khu vực có thể làm quen với mẫu thiết bị bọc thép của Nga. Đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S và T-90MS, xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng (TSFV) Terminator, hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1A Solntsepyok, lựu pháo tự hành hiện đại hóa Msta-S.

Tính đến điều kiện địa hình và tự nhiên của vùng Đông Nam Á, công ty Nga chờ đợi sự chú ý của các đối tác dành cho loại kỹ thuật bọc thép lưỡng dụng: thiết giáp xa lội nước hạng nhẹ Sprut-SDM1 với toàn bộ vũ khí trang bị cho xe tăng, xe bánh xích BT-3F, và xe bọc thép bánh lốp chở quân 8x8 BTR-82A.

Bên cạnh đó, đại diện Nga cũng sẽ trưng bày các vũ khí chống tăng gồm các tổ hợp tên lửa Khrizantema và Kornet-EM.

Ngoài ra, còn có nhiều mẫu xe quân sự bảo vệ loại Typhoon và xe cứu thương Linza được chào đón tại Vietnam Defence 2022. Nhà xuất khẩu đặc biệt của Nga sẵn sàng xem xét các phương án để tổ chức cấp phép sản xuất các thiết bị Nga trên lãnh thổ nước đối tác.

Vũ khí xạ kích

Trong khuôn khổ bộ hiện vật trưng bày của Rosoboronexport tại Vietnam Defence 2022, Tập đoàn nổi tiếng Kalashnikov cũng sẽ giới thiệu các sản phẩm của mình, đó là mẫu súng tiểu liên tự động AK dòng "200", AK-15 (7,62 mm) và AK-19 (5,56 mm theo tiêu chuẩn NATO), tiểu liên phóng lựu 9 mm PPK-20 và mẫu súng lục Lebedev 9 mm.

Đáng chú ý, súng bắn tỉa bán tự động Chukavin (SVCh), được thiết kế để thay cho "cựu binh" là súng trường Dragunov SVD/SVDM cũng được giới thiệu.

Súng nặng 4,2 kg, trang bị kính ngắm tầm xa, có chân chống nhằm tăng độ chính xác và ổn định khi bắn, cũng như báng súng có thể điều chỉnh, có bộ giảm thanh-đèn flash, giá đỡ đặc biệt dưới kính ngắm quang học và những phụ kiện khác như «ray Picatinny».

Tầm ngắm như công bố là 1.200 m, chiều dài nòng súng - 410 mm. Súng có thể được lắp đạn ba cỡ nòng: 7.62x54R, 7.62x51 NATO (.308 Winchester) và 8.6x70 (.338 Lapua Magnum).

Khách tham quan gian hàng trưng bày các mẫu xuất khẩu đặc biệt từ nước Nga cũng ​​sẽ chú ý nhiều đến những loại vũ khí xạ kích từ các nhà sản xuất nổi tiếng khác của Nga, trong đó có súng tiểu liên KORD cỡ nòng 5,45 mm và 7,62 mm, cũng như súng PP-19-01 cỡ nòng 9 mm.

Thiết bị chiến đấu dành cho hải quân

Tại Triển lãm, Rosoboronexport kỳ vọng giới thiệu nhiều loại sản phẩm dành cho Hải quân như: khinh hạm Gepard-3.9, tàu tuần tra thuộc đề án 22160, ca nô đặc nhiệm thuộc đề án 21980E (Grachonok), cũng như các tàu tên lửa cỡ nhỏ Karakurt-E và Sarsar.

Thêm vào đó, công ty cũng sẽ giới thiệu rộng rãi các vũ khí tên lửa, pháo và ngư lôi dành cho tàu nổi và tàu ngầm, các phương tiện phòng không trên tàu, thông tin liên lạc, sonar, thiết bị phát hiện vật thể dưới nước và trên mặt nước, tìm kiếm và chiến đấu chống lại biệt kích của đối phương.

Chiến đấu cơ mới Checkmate của Nga thu hút khách hàng Trung Đông và Đông Nam Á

Chiến đấu cơ mới Checkmate của Nga thu hút khách hàng Trung Đông và Đông Nam Á

Các quốc gia ở Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latinh đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới mẫu chiến đấu cơ ...

Lý do các tàu ngầm của Hải quân Mỹ chiếm ưu thế ở Thái Bình Dương

Lý do các tàu ngầm của Hải quân Mỹ chiếm ưu thế ở Thái Bình Dương

Báo Mỹ National Interest nhận định, trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, quân đội Mỹ sẽ dựa rất nhiều vào Hạm ...

Tàu ngầm tối tân của Nga phóng tên lửa hành trình ở Biển Nhật Bản

Tàu ngầm tối tân của Nga phóng tên lửa hành trình ở Biển Nhật Bản

Tàu ngầm Magadan tối tân chạy bằng động cơ diesel-điện của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã phóng tên lửa Kalibr trúng các mục ...

Nghiên cứu mới: Nghiện điện thoại thông minh làm giảm khả năng sáng tạo

Nghiên cứu mới: Nghiện điện thoại thông minh làm giảm khả năng sáng tạo

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa tìm ra bằng chứng khẳng định việc nghiện điện thoại thông minh làm giảm khả năng sáng tạo ...

Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện hơn 2.700 ca đau tim ở Ấn Độ

Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện hơn 2.700 ca đau tim ở Ấn Độ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt liên quan đến việc chẩn đoán sớm ...

(theo Sputnik)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào nhé!
Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Theo Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng XL7 2021, Ciaz 2021, Ertiga 2021, Swift 2021, Ertiga 2022, XL7 2022 và Jimny 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong ...
TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

Theo Reuters, công ty mẹ của TikTok, ByteDance sẽ chấp nhận đóng cửa ứng dụng của mình thay vì chọn giải pháp bán lại cho một công ty ở Mỹ.
Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Việc lựa chọn, bố trí nhân sự luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa ra đồn đoán, xuyên tạc với những thông tin xuyên tạc.
Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Khoảnh khắc Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và cậu bé 'Lôi Con' hội ngộ gây 'sốt' mạng xã hội.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động