Những 'sứ giả' mang tiếng Việt đến với Italy

Đi không quá nhiều nước nhưng với chúng tôi, đến với đất nước Italy xinh đẹp trong chuyến công tác vừa qua thật sự xúc động khi được mục sở thị, cảm nhận được tấm lòng lớn lao của những “sứ giả” với sứ mệnh truyền bá văn hóa Việt ở đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những 'sứ giả' mang tiếng Việt đến với Italy
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chụp ảnh lưu niệm cùng giáo viên và sinh viên Việt Nam-Italy. (Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo)

Đó là những tấm gương của những người thầy, những sinh viên Việt tận tâm gây dựng văn hoá Việt, gieo những con chữ để phát triển tiếng Việt, góp phần gây dựng cầu nối hữu nghị, phát triển bền vững quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Italy trong hiện tại và tương lai.

Đến với Trường Đại học Ca’ Foscari, chúng tôi đã trực tiếp gặp được những “sứ giả” của tình hữu nghị Việt Nam-Italy, những con người thật sự tâm huyết, ngày đêm đau đáu với sự nghiệp dạy tiếng Việt ở Italy như thế.

Đó là các tấm gương như Giáo sư Richard Trần Quang Anh, cô giáo Lê Thị Bích Hường, và một số sinh viên mới từ Việt Nam sang học tại Italy. Trong đó, có lẽ xúc động nhất là tấm gương của cô giáo Lê Thị Bích Hường. Cô Hường quê ở Việt Trì, Phú Thọ, nhưng lại chủ yếu sống ở Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang - một trong 49 làng quan họ cổ từ khi còn nhỏ.

Chia sẻ với đoàn công tác chúng tôi, cô bộc bạch tâm sự: "Bố mẹ tôi không làm trong lĩnh vực nghệ thuật nhưng đã tham gia vào lĩnh vực này. Bố là kỹ sư điện nhưng tích cực sáng tác, rồi tham gia vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Mẹ tôi cũng vậy. Bà là một trong những người đứng ra thành lập Câu lạc bộ quan họ ở làng, đặt lời mới cho các bài hát theo làn điệu dân ca quan họ, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, chủ quyền biển đảo, đồng thời mở lớp dạy quan họ miễn phí cho hơn 50 cháu ở làng Sen Hồ.

Bác ruột tôi là Trần Linh Quý, nhà nghiên cứu quan họ, cựu hiệu trưởng trường Trung cấp Nghệ thuật Hà Bắc trước đây. Cậu ruột là Trần Minh Chính, Tiến sĩ Văn hóa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có một công trình nghiên cứu về dân ca quan họ khá đồ sộ, công phu với tựa đề Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng. Công trình đã được nhận giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2016 vì những đóng góp có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy, phát triển loại hình dân ca đặc sắc này".

Có lẽ vì vậy mà những làn điệu dân ca quan họ đã ngấm vào huyết mạch của cô bé Hường từ bé, nên khi sang Italy, cô Hường như một “ca sĩ”, luôn biết uyển chuyển lồng ghép, vừa dạy tiếng Việt vừa dạy hát. Cô đã đem các làn điệu dân ca quan họ đến với các sinh viên và những học giả, những người bạn Italy yêu quý Việt Nam. Và trân quý hơn, cô giáo Lê Thị Bích Hường luôn tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì sự nghiệp truyền bá tiếng Việt. Cô sẵn sàng dạy thêm giờ miễn phí khi có sự kiện và dồn tất cả công sức, tiền của cá nhân để tổ chức các sự kiện quảng bá văn hóa Việt Nam tại Italy…

Nói về cơ duyên với đất nước Italy, cô Hường kể vào năm 2005, cách đây 18 năm trước, khi đang làm việc tại Brazil với tư cách là Giám đốc điều hành Dự án hợp tác giữa Italy và Brazil, một người bạn người Pháp gốc Việt đã nhờ cô dạy tiếng Việt.

"Mục đích của chị là có vốn tiếng Việt để có thể nói chuyện với họ hàng ở Việt Nam khi về nước. Sau đó, tôi dạy thêm một vài người nữa cũng với mục đích giúp họ có thể nói chuyện với họ hàng bên Việt Nam. Sau 10 năm làm việc ở Brazil (2005-2015), tôi quay trở lại Italy. Tôi bắt đầu thành lập Hiệp hội nhịp cầu văn hóa Italy-Việt Nam và dạy tiếng Việt với tư cách giáo viên tình nguyện tôi quan niệm có thêm một người biết tiếng Việt là sẽ có thêm một người biết về Việt Nam.

Để có thể dạy học, tôi đã tham gia cuộc tập huấn dành cho các giáo viên dạy tiếng Việt ở nước ngoài do Chính phủ Việt Nam tổ chức thông qua Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài. Sau đó, tôi dạy tiếng Việt cho các cháu người Việt được nhận làm con nuôi ở Italy trong dự án do thành phố Bologna tài trợ. Từ năm 2019, khi bộ môn tiếng Việt bắt đầu được thành lập, tôi nộp đơn và trúng tuyển làm giảng viên thực hành tiếng Việt và công tác tại Đại học Ca’ Foscari cho đến nay", cô Hường nhớ lại.

Biết chúng tôi đang quan tâm về việc dạy và học tiếng Việt, cô giáo Hường thẳng thắn chia sẻ, so với “bên nhà”, việc dạy tiếng Việt cho đối tượng là sinh viên người Italy khá đặc thù, khó khăn, phải biết cách cải tiến. Đặc thù ở chỗ, tiếng Việt là một bộ môn mới và so với các tiếng châu Á khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn... còn chưa phát triển nên số lượng sinh viên vào học còn rất ít.

Bản thân người nước ngoài học tiếng Việt cũng rất khó. Do tiếng Việt có nhiều thanh điệu nên tôi đã sử dụng các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam (trống, chập cheng) để cho các em sinh viên hình dung được sự khác nhau giữa các âm điệu do khác dấu. (Ví dụ tùng - thanh trầm, cắc - thanh cao, phỏng theo cách gọi tên âm thanh khi ta đánh vào mặt trống hay thành trống). Đây là phương pháp dạy học đặc thù, vận dụng sáng tạo mà tôi đặt tên là "Phương pháp dạy phát âm Tùng cắc".

Các em sinh viên Italy khi đăng ký học tiếng Việt đều mong muốn được biết về văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy, so với các trường đại học có dạy môn tiếng Việt, Đại học Ca’ Foscari là nơi duy nhất cung cấp cho các em sinh viên những kiến thức cả về lịch sử, văn học, kinh tế, địa chính trị, nghệ thuật và mọi khía của văn hóa Việt Nam.

Những 'sứ giả' mang tiếng Việt đến với Italy
Cô giáo Lê Thị Bích Hường cùng các sinh viên Viêt Nam, Italia biểu diễn trong Chương trình "Hồn Việt". (Nguồn: TTXVN)

Ngoài ra, số giờ học tiếng Việt cũng chưa được nhiều như các bộ môn khác. Một tuần học 2 buổi (lý thuyết và thực hành), mỗi buổi 2 tiếng với tổng số là 60 giờ cho một học kỳ và 120 giờ cho cả năm, tương đương với 1 tháng rưỡi nếu học 1 tuần 5 ngày và 4 giờ trong 1 ngày. Học sinh học tiếng Thái và tiếng Việt với số giờ tương đương như nhau nhưng số học sinh được sang Thái Lan thực tập gấp 5 lần số học sinh được sang Việt Nam thực tập.

Từ đặc thù đó, chúng tôi mang đến cho sinh viên nhiều hình thức chuyển tải để có thể vừa dễ học tiếng Việt, vừa dễ cảm thụ nét đặc sắc văn hóa Việt Nam qua các thể loại dân ca, sân khấu cổ truyền Việt Nam như quan họ, chèo, cải lương, tuồng cổ, múa rối nước. Hoặc qua các tác phẩm thơ của các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bính, Hồ Xuân Hương và đặc biệt là Truyện Kiều của Đại văn hào Nguyễn Du…

Và gieo mầm rồi cũng tới ngày hái quả. Theo cô Hường, các em sinh viên Italy rất hiếu học và thể hiện tình yêu với Việt Nam bằng cách đón nhận và tham gia tích cực các hoạt động văn hóa ngoại khóa do cô khởi xướng. “Nhiều khi các em phải tập ở công viên khi chưa mượn được phòng hay chịu rét trong phòng không có lò sưởi để nghe tôi giảng Truyện Kiều, tập đọc những vần thơ Kiều đầu tiên. Các em được tôi động viên phát huy khả năng của mình và đều được tạo điều kiện để tham gia tất cả các sự kiện văn hóa mà tôi khởi xướng", cô nói.

Các sinh viên Italy khi theo học tại Đại học Ca’ Foscari đều bày tỏ sự hứng khởi với phương pháp dạy và học tiếng Việt tại đây. Sinh viên Tommaso Becchi tâm sự: "Em chọn học tiếng Việt vì nhiều lý do. Trước hết, em bị thu hút bởi lịch sử đất nước của Bác Hồ. Biết ngôn ngữ là điều cần thiết để thâm nhập văn hóa của một quốc gia, đặc biệt là một quốc gia có lịch sử lâu đời như Việt Nam. Em rất hài lòng với lựa chọn của mình. Hiện tại, em rất nóng lòng được đến Việt Nam để đi dạo quanh phố cổ Hà Nội và ngắm nhìn những tòa nhà chọc trời của TP. Hồ Chí Minh".

Những 'sứ giả' mang tiếng Việt đến với Italy
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo, giáo viên Trường Đại học Ca' s Focari. (Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo)

Trực tiếp trao đổi với đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu, các phát biểu của lãnh đạo Đại học Ca’ Foscari tại Venice đều khẳng định, bộ môn tiếng Việt đã, đang phát triển tppts. Nhà trường hoàn toàn ủng hộ việc duy trì và phát triển bộ môn tiếng Việt tại đây. Các sinh viên theo học tiếng Việt đều rất yêu quý Việt Nam nên rất chăm chú học và miệt mài tìm hiểu văn hoá Việt.

Tại buổi trao đổi, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: "Các thầy cô giáo bộ môn tiếng Việt ở đây đã làm rất tốt. Chính các bạn đã làm một việc hết sức quý giá. Các bạn chính là những nhân tố quan trọng góp phần gìn giữ hồn cốt dân tộc trong cộng đồng người Việt tại nước sở tại. Và các bạn cũng là 'sứ giả' truyền bá hệ giá trị văn hoá Việt Nam để làm cầu nối, phát triển tình hữu nghị Việt Nam-Italy.

Những kiến nghị của nhà trường, của các thầy cô giáo và các sinh viên rất chính đáng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các Bộ, ngành hữu quan cần sớm nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ và phía nước bạn để có chủ trương, chính sách tháo gỡ, giải quyết, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thầy cô giáo dạy tiếng Việt và các sinh viên Italy theo học tiếng Việt có điều kiện tốt nhất".

Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar tổ chức lớp học tiếng Việt cho con em cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar tổ chức lớp học tiếng Việt cho con em cộng đồng

Xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu của cộng đồng người Việt tại Qatar, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp tổ chức mở lớp ...

Khai giảng các khóa học tiếng Việt, nấu ăn, múa cổ truyền và Việt Võ đạo tại trường Đại học UNEFA, Venezuela

Khai giảng các khóa học tiếng Việt, nấu ăn, múa cổ truyền và Việt Võ đạo tại trường Đại học UNEFA, Venezuela

Đại sứ Lê Viết Duyên nhấn mạnh, đây là dịp các học viên tại Venezuela tiếp cận văn hóa Việt Nam thông qua nhiều góc ...

Cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Liên bang Nga lần thứ hai: Giúp phát lộ những tài năng

Cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Liên bang Nga lần thứ hai: Giúp phát lộ những tài năng

Cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Liên bang Nga lần thứ hai được tổ chức cho thấy tầm quan trọng của việc đào tạo ...

Khám phá ‘Cách mạng siêu nhân hóa’ dưới góc nhìn của nhà triết học Luc Ferry

Khám phá ‘Cách mạng siêu nhân hóa’ dưới góc nhìn của nhà triết học Luc Ferry

Quan tâm sâu sắc đến con người và những tác động của công nghệ lên sự phát triển của xã hội, tác giả Luc Ferry ...

Khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước trong kiều bào trẻ

Khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước trong kiều bào trẻ

Tối 31/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt chương trình truyền hình Chào tiếng Việt và phát động cuộc thi Tìm kiếm ...

(theo Tạp chí Tuyên giáo)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

Với tài chính khoảng 200 triệu đồng, người dùng vẫn có thể lựa chọn một số mẫu xe sedan cũ còn 'chất' và tương xứng với số tiền đã bỏ ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động